CẤU TẠO CẤP BA CỦA RỄ CÂY

1. Đặc điểm cấu tạo cấp ba của rễ cây

Cấu tạo cấp ba của rễ cây thường gặp ở dạng rễ củ. Ở các rễ củ, mô dự trữ rất phát triển. Các mô dự trữ đó do mô phân sinh cấp hai phát triển tạo thành.

Ngoài ra, ở một số cây, các rễ củ còn có cấu tạo đặc biệt do những vòng tầng phát sinh mới xuất hiện và hoạt động tạo nên cấu tạo cấp ba của rễ cây.

2. Phân biệt cấu tạo cấp ba của rễ cây

2.1. Kiểu củ Bạch tạp

Sau một thời gian, rễ củ đã có cấu tạo cấp hai. Trong phần mô dự trữ của nó xuất hiện thêm môt vòng tầng sinh gỗ mới. Vòng tầng sinh gỗ này hoạt động sẽ cho ra libe cấp ba và gỗ cấp ba. Sau một thời gian, vòng tầng sinh gỗ này sẽ ngừng phát triển; ở bên ngoài nó lại xuất hiện một vòng tầng sinh gỗ mới và cứ tiếp tục như thế làm cho rễ củ tiếp tục lớn lên.

Chúng ta có thể quan sát rễ củ cây Bạch tạp (họ Rau muối – Chenopodiaceae), củ cây Hoa phấn (Mirabilis jalapa L.) hoặc củ của một số loài thuộc họ Rau giền (Amaranthaceạe).

2.2. Kiểu củ Đại hoàng

Sau khi phát triển gỗ cấp hai, trên lớp gỗ này xuất hiện những vòng tầng phát sinh gỗ nhỏ hình tròn; các tầng sinh gỗ này sinh libe ở mặt trong và gỗ ở mặt ngoài. Tia ruột loe rộng hình phễu chia phần gỗ vừa mới phát triển thành hình sao đặc trưng.

Bằng mắt thường với lát cắt ngang cũng có thể nhận xét dễ dàng được đặc điểm này của củ Đại hoàng. Kiểu cấu tạo này còn có ở rễ củ của một số cây thuộc họ Khoai lang (Convovulaceae) và họ Bí (Cucurbitaceae).

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *