CÁC HÌNH THÁI BIẾN ĐỔI CỦA LÁ (LÁ BIẾN ĐỔI)

Dựa trên sự phân nhánh của cuống lá, lá được chia thành hai loại là lá đơn và lá kép

1. Các hình thái biến đổi của lá (Lá biến đổi)

Lá biến đổi hình dạng hay cấu tạo (biến đổi từng phần hay toàn bộ) để thích nghi với hoàn cảnh sống và chức năng.

1.1. Vảy

  • Vảy là những lá ở dưới đất: thường mỏng dai, hình dạng màu sắc khác hẳn lá, làm chức năng bảo vệ. VD: củ Dong ta, gừng,…
Lá biến đổi
Dong – Gừng
  • Vảy dày và mọng nước: làm chức năng dự trữ. VD: Hành,…
Lá biến đổi
Hành – Phi lao
  • Vảy không màu mọc xung quanh cành do lá tiêu giảm hoàn toàn. VD: Phi lao,…

1.2. Gai

Lá biến đổi thành gai để giảm bớt sự thoát nước và bảo vệ cây. Kết quả biến đổi của toàn bộ lá hoặc lá kèm. VD: Xương rồng…

Lá biến đổi
Xương rồng

1.3. Tua cuốn

Lá biến đổi thành tua cuốn để bám vào dàn. Do một số lá chét biến đổi thành. Ví dụ: Họ Đậu (Fabaceae), Cây đậu Hà Lan…

Lá biến đổi
Đậu Hà Lan

1.4. Cơ quan bắt mồi

Biến đổi đặc biệt của lá cây có thể bắt các loài sâu bọ nhỏ và có khả năng tiêu hóa chúng. VD: cây Bắt mồi, cây nắp ấm, cây cỏ Tỳ gà,…

Lá biến đổi
Cây bắt mồi – Cỏ Tỳ gà

 

2. Cách sắp xếp lá trên cành

Lá được sắp xếp trên cành theo một kiểu nhất định trong một loài. Cách sắp xếp có thể là kiểu:

  • Mọc đối với hai lá mọc đối diện nhau ở mỗi đốt.
  • Mọc vòng là kiểu ở mỗi đốt xuất hiện nhiều hơn hai lá.
  • Mọc so le với các lá xếp theo kiểu xoắn ốc trên cành.
Lá biến đổi
Cách sắp xếp lá

Ngoài ra, các lá có thể mọc đối chéo chữ thập (họ Bạc hà – Lamiaceae); mọc so le hai hàng chồng lên nhau (Rẻ quạt – Belamcanda chinensis L.); mọc lợp dạng bông (Thông đất – Lycopodium carinatum Desv.) hoặc mọc thành chùm (Thông ba lá – Pinus khasya Royle.).

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *