SỰ TIẾN HÓA CỦA TRỤ GIỮA

SỰ TIẾN HÓA CỦA TRỤ GIỮA TỪ LOÀI QUYẾT TỚI LỚP NGỌC LAN

1. Sự tiến hóa đầu tiên của trụ giữa

Ở các loài thực vật đầu tiên sống ở trên cạn như các loài Quyết, các mô dẫn làm thành một dải đặc trong phần trung tâm của thân, đó là trụ giữa nguyên sinh. Sự tiến hóa của trụ giữa đi theo hướng tăng cường bề mặt tiếp xúc của các mô dẫn với các mô cơ bản.

Trụ giữa ở một vài loài thuộc ngành Quyết tạo nên các chỗ lồi ăn sâu vào. Trên lát cắt ngang, nó có dạng ngôi sao và được gọi là trụ giữa hình sao. Sự phát triển xa hơn dẫn tới sự hình thành trụ giữa theo kiểu Thông đá hiện nay. Trong trường hợp này, libe ít nhiều xen kẽ vào dải gỗ chia cắt nó thành từng đám riêng biệt.

2. Sự xuất hiện mô mềm ruột

Con đường phát triển thứ hai có triển vọng sinh học hơn là sự xuất hiện của mô mềm ruột ở trụ giữa. Trụ giữa có dạng một ống rỗng, gọi là trụ giữa ống. Trụ giữa ống thường có hai loại là trụ giữa libe ngoài và trụ giữa libe kép.

3. Sự tiến hóa của trụ giữa liên quan tới lá

Sự tiến hóa xa hơn của trụ giữa có liên quan đến sự phát triển của lá. Lá càng nhiều thì sự phân nhánh càng mạnh, trung trụ có dạng mạng lưới và gọi là trung trụ lưới, có thể thấy ở các cây thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae).

4. Sự tiến hóa của trụ giữa ở lớp Ngọc lan

Ở thực vật thuộc lớp Ngọc lan, trụ giữa gồm những bó dẫn riêng rẽ được bao quanh bởi mô mềm. Các bó sắp xếp thành một vòng gần như đều đặn trên lát cắt ngang. Trụ giữa như vậy gọi là trụ giữa thật. Ở các cây thuộc lớp Hành có nhiều bó dẫn hơn. Trên lát cắt ngang thân, các bó dẫn giường như sắp xếp lộn xộn phân tán không theo trật tự nào cả. Đó là trụ giữa phân tán.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *