1. Sự hình thành rễ con
Trong miền hóa bần, rễ con được hình thành từ trụ bì. Một số tế bào trụ bì phân chia để tạo ra một mầm rễ. Mầm này tiếp tục phân chia sinh ra ba tầng tế bào khởi sinh rễ con.
Sự hình thành rễ ở cây Hướng dương (Helianthus annuus)
- Trung trụ của rễ chính;
- Trụ bì;
- Nội bì;
- Mô mềm vỏ;
- Tầng lông hút.
2. Sự phát triển
Một số tác giả cho rằng nếu mầm rễ phát triển khi nội bì còn đang ở trạng thái phân sinh thì nội bì sẽ tham gia vào quá trình hình thành rễ con.
Khi mầm rễ bắt đầu phát triển, nó sẽ đẩy một số tế bào nội bì ra phía ngoài; các tế bào này sẽ tạo thành một cái mũ úp lên mầm rễ non, bảo vệ mầm rễ đâm ra đến ngoài. Lúc này mũ sẽ chết, bong đi và hình thành chóp rễ để bảo vệ đầu ngọn rễ non và lông hút bắt đầu xuất hiện.
Có tác giả cho rằng phần nội bì trên cũng có thể tham gia cùng thành phần khác của vỏ để hình thành chóp rễ, gọi là bao đầu rễ. Các tế bào trụ bì ở vùng đó phân hóa thành các yếu tố mạch và yếu tố rây để nối liền trực tiếp với các yếu tố dẫn của rễ cái.
Vị trí xuất hiện của rễ con có liên quan tới các cực phân hóa của bó libe và bó gỗ của rễ chính cũng như số lượng dãy rễ con có thể bằng số cực bó gỗ trước hoặc gấp đôi, đặc trưng cho từng loài.
Sự phát triển của rễ con./.
Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn