SỰ CHUYỂN TIẾP TỪ CẤU TẠO CỦA RỄ SANG THÂN

CÁC GIẢ THUYẾT VỀ SỰ CHUYỂN TIẾP TỪ CẤU TẠO CỦA RỄ SANG THÂN

Cấu tạo của rễ khác cấu tạo của thân. Có một số quan điểm của các tác giả khác nhau về sự chuyển tiếp từ cấu tạo của rễ sang thân. Nội dung của các thuyết này như sau:

1. Thuyết chắp nối

Hệ thống dẫn truyền của rễ và của thân riêng và khác nhau ở vùng cổ rễ. Hai hệ thống ấy nối chắp như ghép vào nhau thành từng nhóm ba bó mạch một. Ví dụ: một bó gỗ của rễ đi với hai bó libe gỗ của thân.

2. Thuyết quấn hay xoay

Đến vùng cổ rễ, bó gỗ hướng tâm của rễ chẻ làm hai nhánh, mỗi nhánh vặn một góc 180° và gỗ trở nên ly tâm. Còn bó libe thì chuyển từ rễ sang thân mà có thể bị chẻ ra hoặc không bị chẻ.

3. Thuyết tiến hóa của bó dẫn truyền

Sự khác nhau giữa cấu tạo của rễ và thân là do hai trình độ tiến hóa khác nhau. Đơn vị cấu tạo của cây là một bó quy tụ, gồm có một bó gỗ xen kẽ với hai phần của bó libe, ở bó quy tụ cổ nhất, gặp ở rễ, ta có gỗ và libe hướng tâm. Theo thời gian, gỗ tiến hóa thành gỗ tiếp tuyến và sau cùng là gỗ ly tâm. Chính trong một bó quy tụ, phần dưới ta có gỗ hướng tâm; phần trên có gỗ tiếp tuyến và trên cùng là gỗ ly tâm. Sự tiến hóa này mau hay chậm tùy loài và tùy bó quy tụ.

Ở các bó quy tụ sinh sau của thân, tốc độ tiến hóa có thể mau và các giai đoạn đầu có thể rút ngắn lại hay biến mất. Đó là trường hợp các bó quy tụ của thân. Trong đó ta chỉ gặp giai đoạn gỗ chồng chất và ly tâm mà thôi.

Vậy ta có một sự tiến hóa càng ngày càng mau khi đi xa rễ: Sự tiến hóa của rễ có một gia tốc ly căn. Nếu gia tốc ấy bé, ta có giai đoạn trung gian rõ rệt (gỗ tiếp tuyến) ở gân nơi lá mầm: nếu nó to, ở trục dưới lá mầm ta gặp cấu tạo chồng chất. Tuy nhiên, không bao giờ giai đoạn xen kẽ hay tiếp tuyến xuất hiện trên thân cây.

Sự chuyển tiếp từ cấu tạo của rễ sang thân./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *