Số lượng, hình dạng, kích thước tế bào thực vật

1. Số lượng

Số lượng, hình dạng, kích thước tế bào thực vật
Cơ thể thực vật có khi chỉ cấu tạo bởi một tế bào gọi là cơ thể đơn bào (tảo cầu, tảo cát). Nhưng thông thưòng cơ thể thực vật cấu tạo bởi nhiều tế bào gọi là những cơ thể đa bào. Ở một số thực vật bậc thấp các tế bào chưa có vách ngăn rõ rệt như ở tảo không đốt (Vaucheria spp.), cơ thể gồm nhiều tế bào nối tiếp với nhau không có vách ngăn, mỗi nhân và khu vực chất nguyên sinh quanh nó hợp thành một đơn vị sống hay còn gọi là một sinh vị.

Hình 1.1. Các loại tế bào thực vật

Các loại tế bào thực vật
Các loại tế bào thực vật

 

A. Tế bào sợi;

B. Tế bào mô phân sinh;

C. Tế bào mô dự trữ chứa các hạt tinh bột;

D. Tế bào biểu bì;

E. Tế bào mô đồng hóa với các hạt lạp lục;

F. Tế bào rây và tế bào kèm;

G. Tế bào mô cứng;

H. Đốt mạch

2. Hình dạng

Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau, nó tùy thuộc vào từng loài và từng mô thực vật. Ví dụ: rong tiểu cầu (Chlorella sp.) có tế bào hình cầu; tế bào ruột cây bấc có hình như những ngôi sao; còn đa số tế bào có hình khối nhiều mặt, hình chữ nhật hoặc hình thoi, v.v… (hình 1.1).

3. Kích thước

Kích thước các tế bào thực vật cũng biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các loài thực vật khác nhau. Đa số tế bào có kích thước hiển vi, nghĩa là bằng mắt thường không nhìn thấy được, trừ một số tế bào rất lớn như “tép” bưởi, sợi đay, sợi gai. Kích thước trung bình của tế bào mô phân sinh thực vật bậc cao là 10 – 30 micromet (tế bào vi khuẩn vào khoảng vài micromet, đối với virus thì kính hiển vi quang học cực mạnh cũng không phân biệt được).

Số lượng, hình dạng, kích thước tế bào thực vật

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *