ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CẤP HAI VÀ BA CỦA THÂN CÂY

Cấu tạo cấp hai và ba của thân cây

1. Đặc điểm cấu tạo cấp hai của thân cây

Ở các cây lớp Ngọc lan, cấu tạo cấp hai của thân cây cũng tương tự như rễ ở đặc điểm phát triển theo chiều ngang nhờ hoạt động của hai vòng mô phân sinh cấp hai gọi là tầng phát sinh.

Mỗi tầng phát sinh cấu tạo bởi một lớp tế bào non, có khả năng sinh sản rất nhanh, lần lượt ở phía ngoài và phía trong, tạo thành ở hai bên vòng tế bào đó hai lớp mô cấp hai phân hóa dần dần thành các loại mô khác. Đặc tính của các lớp mô cấp hai này là cấu tạo bởi những tế bào xếp rất đều thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm; những tế bào non thì ở sát tầng phát sinh, nhưng càng xa tầng phát sinh thì tế bào càng già.

Cấu tạo cấp hai của thân cây gồm các phần chính sau:

  • Tầng phát sinh ngoài
  • Tầng phát sinh trong
  • Tia ruột

Cấu tạo giải phẫu cấp hai của thân một cây lớp Ngọc lan (Tilia Cordata)

Cấu tạo cấp hai và ba của thân cây

1. Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Tia ruột; 4. Sợi libe; 5. Mô mềm libe cấp hai; 6. Tầng phát sinh libe gỗ; 7. Gỗ cấp hai; 8. Gỗ cấp một.

2. Đặc điểm cấu tạo cấp ba của thân cây

Ở các cây thuộc họ Rau muối (Chenopodiaceae) và họ Rau giền (Amaranthaceae), tầng sinh gỗ chỉ hoạt động một lần để sinh ra các lớp cấp hai, sau đó có những tầng sinh gỗ hình vòng tròn đồng tâm xuất hiện ở phía ngoài và tạo ra những vòng đồng tâm libe và gỗ cấp ba.

Ở các cây thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae) hoặc họ Rau răm (Polygonaceae), các lớp cấp ba được hình thành nhờ những tầng sinh gỗ phụ xuất hiện trong ruột dưới dạng những vòng tròn nhỏ rải rác và sinh ra libe ở phía trong và gỗ ở phía ngoài, các tia ruột loe rộng ra cắt các đám gỗ cấp ba thành hình sao.

Đặc điểm cấu tạo cấp hai và ba của thân cây./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *