ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA MẠCH THÔNG

1. Đặc điểm của mạch thông

Mạch thông là một trong ba thành phần của Gỗ trong mô dẫn.

Đặc điểm của Mạch thông _ mạch gỗ là những tế bào dài trung bình 10 – 15cm, có thể dài tới 3 – 5m ở các dây leo, xếp nối tiếp nhau thành dãy dọc trong cây. Đó là những tế bào chết không có chất tế bào; vách ngăn ngang đã có sự thủng lỗ, tạo thành những ống thông suốt.

Để cho mạch khỏi bị bẹp, vách cellulose của các mạch đó có những chỗ dày hóa gỗ. Nhựa nguyên có thể lưu thông dễ dàng qua các lỗ thủng hoàn toàn giữa các mạch. Do đó, sự thủng lỗ của các vách ngăn ngang là một dấu hiệu chuyển hóa cao độ giúp cho việc lưu thông giữa các yếu tố mạch được dễ dàng. Mạch thông so với mạch ngăn là một bước tiến.

2. Các kiểu thủng lỗ

2.1. Thủng lỗ kép gồm có (bản thủng lỗ có nhiều lỗ):

  • Thủng lỗ hình mạng: Vách ngăn ngang có nhiều lỗ thông nhỏ riêng biệt xếp không theo một trật tự nhất định.
  • Thủng lỗ hình thang: Lỗ thủng hẹp, dài xếp song song với nhau. Phần còn lại giữa các lỗ thủng gọi là vạch thang.
  • Thủng lỗ rây: Có nhiều lỗ thủng tròn, thường gặp ở một số cây Hạt trần như Dây gắm (Gnetum montanum Markgr.), Ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.).

2.2. Thủng lỗ đơn:

Vách ngăn ngang chỉ có một lỗ thủng duy nhất, to và rộng. Đây là kiểu tiến hóa nhất, phổ biến ở cây Hạt kín.

Mạch thông
Sự tiến hóa của thủng lỗ ở mạch thông (Từ 1 đến 9 các mạch có lỗ ít dần đến thủng hoàn toàn)

3. Sự dày lên của mạch thông

Song song với sự thủng lỗ của các vách ngăn ngang, thành bên của các mạch thông cũng dày lên theo các kiểu sau đây:

  • Mạch xoắn có những chỗ dày hóa gỗ hình xoắn ốc, trông như hình cái lò so.
  • Mạch vòng có các phần hóa gỗ dạng vòng tròn, xếp trên các mặt phẳng song song với nhau.
  • Mạch vạch (mạch hình thang) có những chỗ dày hóa gỗ nằm ngang song song với nhau.
  • Mạch mạng có những chỗ dày hóa gỗ hình mạng lưới, trong đó mặt lưới có vách vẫn mỏng và bằng cellulose.
  • Mạch chấm hay mạch điểm có vách hóa gỗ hoàn toàn chỉ để hở những chấm nhỏ ở đó vách vẫn mỏng và bằng cellulose.

Khi các mạch gỗ đã già, chúng không còn làm nhiệm vụ dẫn nhựa nữa và bị lấp bởi các thể nút sinh bởi mô mềm mọc lồi ra qua các lỗ của vách mạch gỗ. Các mạch bị lấp bởi các thể nút, tạo thành lớp gỗ ròng hay lõi chỉ còn có tác dụng nâng đỡ hoặc dự trữ; phần gỗ non vẫn còn đang làm nhiệm vụ dẫn nhựa tạo thành gỗ dác. Điều này giải thích tại sao nhiều cây có lớp gỗ lõi bị mục nát, rỗng ở giữa mà vẫn tiếp tục sống được.

Mạch thông

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *