DƯỢC LIỆU CÁT CĂN

Dược liệu chứa Carbohydrat

DƯỢC LIỆU CÁT CĂN

Dược liệu Cát căn

  1. Tên khoa học:

Tên: Pueraria thomsonii Benth. (Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sắn dây – Radix Puerariae)

Họ Việt Nam: Họ Đậu

Họ Latin: Fabaceae

  1. Phân bố:

Pueraria DC. là chi nhỏ, gồm các loài là dây leo quấn, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á (16 loài); Việt Nam có 5 loài, trồng từ vùng núi đến đồng bằng. Cũng có những vùng chuyên trồng để chế tinh bột ví dụ làng Cao Xá thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh mỗi năm sản xuất khoảng 20 tấn tinh bột.

  1. Bộ phận dùng:

Rễ củ (Radix Puerariae) thường gọi là cát căn, thu hái từ cuối tháng 10 đến tháng 3 – 4 năm sau.

  1. Thành phần hoá học chính:

Tinh bột và các hợp chất isoflavonoid (Puerarin, Daidzein, Daidzin), Puerosid A, Puerosid B, hợp chất glucosid nhóm olean triterpen.

Dược liệu Cát căn

Puerarin

  1. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính: Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Định lượng

  1. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Rễ củ sắn dây được thu hoạch vào mùa thu hay mùa đông đào lấy rễ củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô một phần, cắt thành khúc hay bổ dọc củ hay thái lát dày hoặc miếng và phơi hoặc sấy khô.

Dược liệu Cát căn

Bảo quản: Để nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.

  1. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng: Dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi mọc không đều, viêm ruột, kiết lỵ kèm theo sốt, khát nước. Bột pha nước uống có đường giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể.

Cách dùng và liều lượng: Ngày 9 – 15g, phối hợp trong các bài thuốc.

Dược liệu Cát căn – Radix Puerariae, Pueraria thomsonii Benth., Fabaceae.

Tham khảo thêm tại đây

Chuyên đề dược liệu tốt nghiệp./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *