CÂY SẮN DÂY

Thông tin khoa học của CÂY SẮN DÂY

            Cát căn (Radix Puerariae) là dược liệu chế biến từ củ sắn dây – Pueraria thomsonii Benth., họ Đậu – Fabaceae. Một số tài liệu Trung Quốc thì ghi loài Pueraria lobata (Willd.) Ohwi hoặc P. pseudohirsuta Tang et Wang.

Đặc điểm thực vật

            Cây Sắn dây là một loại dây leo, dài có thể đến 10m, lá kép gồm 3 lá chét. Cuống lá chét giữa dài, cuống lá chét 2 bên ngắn. Lá chét có thể phân thành 2-3 thùy. Về mùa hạ trổ hoa màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả loại đậu có nhiều lông. Củ dài to nặng có thể tới 20kg, nhiều xơ.

Cây Sắn dây
Cây Sắn dây

            Muốn trồng người ta đào các hố sâu 50 cm, đổ rác và mùn rồi lấp đất xốp lại. Đến tháng 1-2, giâm cành vào các hố đó. Nhiều nơi ở nước ta thường kết hợp để làm giàn lấy bóng mát. Cũng có những vùng chuyên trồng để chế tinh bột ví dụ làng Cao Xá thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh mỗi năm sản xuất khoảng 20 tấn tinh bột.

Cây Sắn dây
Cây Sắn dây

Bộ phận dùng và chế biến

            Rễ củ cây Sắn dây thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau. Để chế vị cát căn thì rửa sạch, bóc bỏ lớp vỏ dày bên ngoài, cắt thành khúc dài 10-15 cm. Nếu củ to thì bổ dọc để có những thanh dày khoảng 1 cm, sau đó xông diêm sinh rồi phơi hoặc sấy khô. Loại trắng ít xơ là loại tốt. Muốn chế tinh bột sắn dây thì bóc vỏ, đem giã nhỏ hoặc mài trên tấm sắt tây có đục thủng lỗ, hoặc xay bằng máy, cho thêm nước rồi nhào lọc qua rây thưa, loại bã, sau đó lọc lại 1 lần nữa qua rây dày hơn, để lắng gạn lấy tinh bột rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Cây Sắn dây
Cát căn

Đặc điểm vi học

Trên vi phẫu cắt ngang thấy có các đám sợi trong phần mô mềm vỏ, trong phần liber và chung quanh các mạch gỗ. Trong vi phẫu cắt dọc thấy các tế bào kèm theo sợi mang tinh thể. Hạt tinh bột hình cầu hoặc hình chuông có kích thước từ 2-20mm.

Thành phần hóa học

             Rễ các loài Pueraria đều chứa tinh bột, tỉ lệ khoảng 12-15% (theo tươi). Ngoài ra còn có các chất flavonoid thuộc nhóm isoflavonoid. Từ loài Puraria lobata Ohwi người ta đã phân lập được các isoflavonoid sau: puerarin (1), daidzin (2), daizein (3), formonetin (4). Năm 1987 các nhà nghiên cứu Nhật, bằng S.K.C.A. đã phát hiện thêm các chất pueraria glycosid (PG) 1-6 và puerarol (9). Cấu trúc hóa học của PG 1, 2, 3 và 6 (5-8) cũng như purarol (9) đã được xác định dựa trên biện luận phổ. Các glycosid ở đây đều thuộc C-glycosid trừ chất daidzin (2) là O-glycosid và PG 6 (8) là vừa C vừa O-glycosid, còn puerarol là một chất dẫn coumestan.

            Hoa của một số loài Pueraria được biết có irisolidon-7-0-glucosid và tectoridin. (Irisolidon = 5, 7 dihydroxy, 6 4’ dimethoxy isoflavon; tectroridin = 7-0-glucosid của 5, 7, 4′ trihydroxy, 6′ methoxy isoflavon).

Cây Sắn dây

Cây Sắn dây

R1 R2 R3 R4
Puerarin            (1)

Daidzin (2)

Daidzein           (3)

Formonetin       (4)

PG-1                (5)

PG-2                (6)

PG-3                (7)

PG-6                (8)

OH

O-glc

OH

OH

OH

OH

OH

OH

-glc

H

H

H

-glc

-glc6-xyl

-glc

-glc

H

H

H

H

OH

H

OMe

H

OH

OH

OH

OMe

OH

OH

OH

O-glc

Tác dụng và công dụng

            Puerarin, hoạt chất của cát căn, được hấp thu hoàn toàn qua ruột khi theo dõi trên những người tình nguyện bằng đường uống. Sau khi hấp thu, puerarin được liên kết với albumin của huyết tương (42%), được phân bố chủ yếu trong gan và thận, được thải trừ sau khi chuyển hóa trong gan, chỉ 10% của liều hấp thu được thải qua nước tiểu ở dạng không bị biến đổi .

            Cát căn khi cho chuột uống 2g/kg/ngày trong 2 tháng không thấy có triệu chứng bệnh lý.

            Daizein là chất có tác dụng estrogen giống như stilboestrol.

            Theo y học cổ truyền, cát căn là một vị thuốc chữa sốt nhức đầu khát nước, kiết lỵ, ban sởi. Cát căn đã được ghi vào dược điển Việt Nam. Tinh bột sắn dây pha với nước thêm đường uống để giải khát.

            Nghiên cứu gần đây cho thấy các trường hợp bị bệnh mạch vành nếu cho uống thêm cát căn hoặc tiêm puerarin thì bệnh nhân giảm nhẹ cơn đau. Thuốc làm giãn động mạch vành, hạ huyết áp, tiêu hao oxy của cơ tim giảm, năng lực của cơ tim nâng cao.

           Ngoài ra trong y học cổ truyền còn dùng hoa của dây sắn dây với tên “Cát hoa” để làm thuốc giã rượu.

           Nhân dân dùng tinh bột sắn dây pha với nước nguội và đường uống để giải khát.

Copy xin vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *