ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI MÔ NÂNG ĐỠ

1. Định nghĩa

Mô nâng đỡ là một trong sáu loại mô thực vật dựa theo chức phận sinh lý

Mô nâng đỡ, còn gọi là mô cơ giới, cấu tạo bởi những tế bào có vách dày cứng, làm nhiệm vụ nâng đỡ, tựa như bộ xương của cây.

2. Phân loại

Tuỳ theo bản chất của vách tế bào, người ta phân biệt hai loại mô nâng đỡ: Mô dày và mô cứng.

2.1. Mô dày

Mô dày cấu tạo bởi những tế bào sống, vách dày bằng cellulose. Gồm các loại:

  • Mô dày góc
  • Mô dày tròn
  • Mô dày phiến
  • Mô dày xốp

Mô dày thường tập trung ở xa trung tâm, tại những chỗ lồi hoặc lõm của cây: thân cây, cuống lá, gân giữa lá cây lớp Ngọc Lan.

Cây lớp Hành không có mô dày. Mô dày được nhuộm hồng bởi đỏ son phèn.

Mô nâng đỡ
Mô dày

2.2. Mô cứng

Mô cứng cấu tạo bởi những tế bào chết, vách dày hóa gỗ ít nhiều. Nằm sâu trong những cơ quan không có khả năng mọc dài được nữa. Có nhiều lỗ hay ống nhỏ xuyên qua màng.

Mô nâng đỡ
Mô cứng ở thân Bí ngô

Có 3 loại mô cứng:

  • Tế bào mô cứng: Hình khối nhiều mặt, đường kính đều nhau, đứng riêng lẻ, mọc thành đám hoặc lớp dày quanh hạt, hạch cứng.
  • Thể cứng: nằm riêng lẻ, tương đối lớn, có khi phân nhánh.
  • Sợi mô cứng: dài, hình thoi, có khoang tế bào rất hẹp như sợi vỏ cây Quế (Cinnamomum cassia Presl.), Đay (Corchorus capsularis L.) … Bao gồm sợi vỏ và sợi gỗ.

– Sợi vỏ: Ở trong phần vỏ cây. Tùy theo vị trí, được chia thành sợi vỏ thật, sợi trụ bì và sợi libe.

– Sợi gỗ: Ở trong phần gỗ của cây, ngắn hơn sợi libe (chỉ dài độ 2mm).

3. Cách phân phối các mô nâng đỡ trong cây

Mô nâng đỡ có tính chắc và tính co dãn rất lớn. Thành của các tế bào mô cứng có khả năng chống gẫy không kém thép còn sức chống cong thì bằng thép. Do đó tế bào mô cứng có thể bị đè nén rất nặng mà không bị biến dạng.

Các phần tử nâng đỡ của cây được sắp xếp trong các cơ quan theo đúng các quy luật cơ học. Trong thân cây tròn, chúng được xếp theo vòng tròn ở gần phía ngoài. Trong thân cây vuông, các mô nâng đỡ được đặt ở bốn góc. Trong thân, các mô nâng đỡ được sắp xếp như vậy để thích ứng với việc chống lại sự gập cong dưới tác dụng của gió. Trái lại trong rễ cây các mô cơ giới lại tập trung vào phía trung tâm của cơ quan đó, giúp rễ có thể chịu đựng được tác dụng của trọng lực đè từ trên xuống.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *