TỪ HƯƠNG VỊ NẤM CỦA NGƯỜI VIỆT LẠC ĐẾN LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHỮ NẤM TRONG CHỮ HÁN

Bài viết TỪ HƯƠNG VỊ NẤM CỦA NGƯỜI VIỆT LẠC ĐẾN LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHỮ NẤM TRONG CHỮ HÁN – Tác giả Trần Thị Tây Nguyên

Nấm
Nấm

Trong quá trình tìm hiểu về lịch sử ăn nấm và nhận thức từ nấm tự nhiên để hình thành từ vựng trong tiêng Hán. Khá thú vị khi tôi phát hiện sách Lã Thị Xuân Thu (吕氏春秋) khen nấm của người Việt Lạc (越骆). Tuy nhiên thời Xuân Thu, người ta gọi nấm là khuẩn (菌). Trước thời nhà Tần, trình độ phát triển nông nghiệp ở khu vực của người Bách Việt (百越) phía nam sông Trường Giang rất thấp, cho nên tộc người này phải lên rừng hái nấm ăn. Sau ngàn năm thiên di, nấm đã lên bàn ăn của người Hán.

Trong quá trình hình thành chứ Hán, để biểu đạt đặc điểm của nấm. Người Trung Quốc đã phát minh ra rất nhiều chữ chuyên dụng. Ví dụ chữ 䓴 để biểu thị loài nấm hình lỗ trai mọc trên thảm mục. Chữ 蕈để biểu thị nấm mọc trên cây gỗ cứng. Chữ 菌 để biểu thị nấm mọc trên ruộng. Chữ 芝 để biểu thị nấm có mùi thơm. Ngày nay chữ 䓴 và蕈 trong Tấn Ngữ của vùng Sơn Tây và Ngô Ngữ của Giang Triết (không phải Triết Giang) vẫn dùng rộng rãi.

Sau khi khoa học phương Đông và Tây giao thoa với nhau, chữ 菌 được dùng trong thuật ngữ khoa học hiện đại với những cái tên như 霉菌 (Môi Khuẩn), 细菌 (Vi khuẩn), 黏菌 (Niêm Khuẩn). Chữ 芝 được dùng làm tính từ với nghĩa tốt đẹp. Ví dụ mặt người phụ nữ đẹp dược gọi là Chi Nhan (芝颜), phẩm hạnh thanh khiết được gọi là Chi Quế (芝桂), mái hiên cao gọi là Chi Vũ (芝宇), xe để hộ tống có kiểu dáng hoa lệ được gọi là Chi Cái (芝盖)

Riêng chữ Cô (菇) mà chúng ta hay nghe cái tên nấm Đông Cô được hình thành và lịch sử phát âm của nó thế nào thì các bạn học lớp Tiếng Trung Dành Cho Người Đọc Tài Liệu sẽ được thực hành dịch nội dung.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *