THUỐC BỔ TẢ ÔN LƯƠNG ĐỐI VỚI TẠNG PHẾ và BÀI CA VỀ KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ

Bài viết THUỐC BỔ TẢ ÔN LƯƠNG ĐỐI VỚI TẠNG PHẾ và BÀI CA VỀ KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ

(Theo phân loại của cụ TUỆ TĨNH)

Gần như khái quát toàn bộ dược và châm đối với tạng Phế, thực sự rất đỉnh.

THUỐC BỔ TẢ ÔN LƯƠNG ĐỐI VỚI TẠNG PHẾ
THUỐC BỔ TẢ ÔN LƯƠNG ĐỐI VỚI TẠNG PHẾ

THUỐC BỔ TẢ ÔN LƯƠNG VỚI TẠNG PHẾ

BỔ: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Thiên môn đông, A giao, Tử uyển, Hoài sơn, Qua lâu, Ngũ vị tử, Mạch môn đông, Bách bộ, Bạch giao, Bạch linh, Mã dâu linh, Sa sâm.

TẢ: Đình lịch, Phòng phong, Chỉ thực, Binh lang, Tang bạch bì, Thông thảo, Trạch tả, Hổ phách, Xích phục linh, Tô diệp, Ma hoang, La bạc tử, Hạnh Nhân.

ÔN: Can khương, Sinh khương, Nhục quế, Mộc hương, Bạch đậu khấu, Tô tử, Bán hạ, Quất hồng, Hồ tiêu, Xuyên tiêu.

LƯƠNG: Phục linh, Sơn chi tử, Cát cánh, Thạch cao, Tỳ bà diệp, Huyền sâm, Bối mẫu, Thanh đại, Linh dương giác, Trúc lịch.

THUỐC DẪN KINH: Bạch chỉ, Thăng ma, Hành trắng.

KIÊNG KHEM ăn uống đối với bệnh phế, Sách Giáp ất kinh nói: Bệnh về phế nên ăn gao tẻ, ăn thịt gà, hạt đào, ăn hành, nên ăn đồ cay. Kiêng ăn đồ đắng.

CA VỀ KINH MẠCH THỦ THÁI ÂM PHẾ

Dương kinh mạch Thủ Thái âm “Phế”,

Khởi đầu từ giữa vị (trung tiêu) đi ra ,

Xuống, liên lạc với ruột già (đại trường)

Quanh lên vị khẩu gọi là Bí môn (1)

Xuyên chẻn đừng lên luôn cuống phổi,

Từ chỗ hầu rẽ lối ngang ra,

Theo giữa nách, cánh (tay) đi qua,

Khuỷu, cẳng, thốn khẩu, dần dà trấy tay (ngu te)

Từ đây thẳng ra ngay ngón cái,

Gốc ngón tay về mái bên trong,

Một chi từ cổ tay trong,

Rẽ ra ngón trỏ hợp cùng Dương minh,

Vốn là kinh khí nhiều hơn huyết,

Thị động (2) sưng phổi, hõm vai đau,

Mắt mờ ho suyễn khốn sao.

Hai tay bắt chéo, ôm vào ngực ngay.

Sở sinh (3) bệnh thì hay ho suyễn,

Cánh tay đau, tiểu tiện đi luôn,

Lòng bàn tay nóng phiền buồn,

Miệng thì khát nước, ngực luôn luôn đầy,

Khí hư lạnh lưng vai, đau đớn,

Khí thịnh đau, phong đỡn mồ hôi,

Thiếu hơi thở, ngáp, vươn vai,

Luôn luôn trung tiện, đái thay đổi màu.

(1) Bí môn: Vị khẩu đều là tên gọi chỉ vùng thượng vị, trở ngại sự vận hành cúa khí, khiến cho khí phải biến động khác thường mà sinh bệnh

(2) Thi động: Kinh mạch này bị xúc động.

(3) Sở sinh bệnh: Bệnh chứng phát sinh từ kinh mạch này (dĩ ha).

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *