Bài viết “SÀI HỒ – Vị thuốc cổ truyền giúp sơ thông Can khí” của CLB Y Cổ Truyền.
Giới thiệu
- Tên khoa học: Bupleurum chinense DC. Họ Hoa tán (Apiaceae).
- Thành phần cho vào thuốc: rễ hoặc cả cây. Loại to dài, ngay ngắn, không có mầm và râu, dễ nhổ là tốt.
- Bào chế: Chọn bỏ tạp chất, bỏ thân còn sót, rửa sạch cát, ủ mềm, cắt thành phiến mỏng phơi khô.
- Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính bình, hơi lạnh. Vào 2 kinh Can, Đởm.
Công dụng
- Dẫn thuốc vào kinh Thái dương.
- Hoà giải bán biểu bán lý.
- Sơ thông Can khí .
- Thăng đề khí thanh dương.
Chủ trị
- Trị tà ở kinh Thiếu dương: nóng sốt rét, ngực sườn trướng đau, miệng đắng, họng khô, mắt hoa, tai ù, điếc, nôn oẹ và người bị sốt rét, đau hông sườn. Phụ nữ bị chứng nhiệt nhập huyết thất cũng có thể dùng được.
- Trị can uất, khí trệ: các chứng thất tình, hay lo nghĩ, uất ức làm tổn thương Can, Can khí hoành nghịch gây ra ngực sườn căng đau hoặc kinh nguyệt không đều.
- Trung khí hạ hãm: các chứng khí hạ hãm, bụng dưới nặng căng, lòi rom, sa tử cung.
Kiêng kỵ
- Những người hư nhược, khí nghịch lên gây non oẹ và âm hue hoả vượng thì không dùng.
- Nếu khí tà còn ở phần khí không nên dùng sớm, nếu không thì có thể dẫn tà khí vào sâu.
Liều dùng
- Sử dụng khoảng 9-15g/ngày.
- Sài hồ chuyên trị nhiệt tà ở bán biểu bán lý, sốt nóng sốt rét thuộc kinh Thiếu dương.
- Đối với bệnh nhân huyết áp cao có triệu chứng đầu đau, tai ù, chóng mặt ( Can hoả thượng nghịch) thì không nên dùng sài hồ với liều cao vì có thể làm tăng bệnh, thậm chí gây xuất huyết.
- Sài hồ thể chất nhẹ, thanh, khí vị đều bạc, có đầy đủ tính chất thăng phát, có thể dẫn thanh khí ở can kinh đi lên. Bệnh thuộc kinh Thiếu dương, Quyết âm đều có thể tùy chứng mà phối hợp. Sài hồ có thể thăng cử trung khí, vì vậy trong bài “Bổ trung ích khí” dùng Sài hồ với các thuốc thăng bổ khác như Thăng ma, Nhân sâm, Hoàng kỳ để trị trung khí hạ hãm.
- Sài hồ tẩm dấm có thể hoạt huyết, chỉ thống. Sau khi tẩm rượu có thể thăng khí, chỉ tả. Tẩm mấu Ba ba có thể thoái hư nhiệt.
Ngày viết: