Khai thác và phát triển tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

Khai thác cây thuốc

Cây thuốc đang được khai thác để bán với lượng lớn cho các Công ty Dược trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Trong khối công nghiệp dược, các nước có 286 cơ sở sản xuất dược phẩm (bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, công ty, tổ hợp sản xuất, tư nhân) đang sản xuẩt 1.294 loại dược phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thực vật hoặc chất chiết xuất từ thực vật, chiếm 23 % số’ loại dược phẩm được phép sản xuất và lưu hành từ năm 1995-2000, sử dụng 435 loài cây cỏ. Nhu cầu dược liệu cho khối công nghiệp dược khoảng 20.000 tấn, và cho xuất khẩu là 10.000 tấn hàng năm. Năm 1998, Tổng công ty Dược Việt Nam xuất khẩu được 13 triệu USD, trong đó dược liệu, tinh dầu và các hoạt chất từ cây thuốc chiếm 74%. Tiềm năng cung cấp được liệu có thể đạt 500 – 800 tỷ đồng.

vườn dược liệu
Hình ảnh minh họa vườn dược liệu của công ty cổ phần Traphaco

Các công ty dược sử dụng nhiều dược liệu như Xí nghiệp dược phẩm TW 26, Xí nghiệp dược phẩm Trung Ương 3 (TW 3), Công ty dược liệu Trung Ương 1 (TW 1), Công ty cổ phần TRAPHACO, Công ty TNHH Bảo Long, Xí nghiệp chế biến Đông dược quận 5 (TP Hồ Chí Minh), v.v… Riêng Công ty cổ phần TRAPHACO hàng năm sử dụng lượng dược liệu là 500 tấn của hơn 100 loài cây thuốc khác nhau.

Trước năm 1990, nhiều loại dược liệu vẫn còn trữ lượng lớn như •Ngũ Gia Bì các loại, Thiên Niên Kiện, Cẩu Tích, Vàng Đắng, v.v… nhưng do tiếp tục bị khai thác bừa bãi, không có kế hoạch, thu hái theo kiểu tận thu, làm mất khả năng tái sinh tự nhiên của chúng, nên đã bị cạn kiệt nhanh chóng. Một số loài như Vàng Đắng (Coscinium fenestratum (Gaetn). Colebr.), Hoàng Đằng (Fibraurea spp.), Ba kích (Morinda officinalis How.), Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.), Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta W.T.Waĩig), Một Lá (Nerưilia fordii (Hance) Schlechter), Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus SeemJ, Bẩy lá một hoa (Parts spp.), Hoàng tinh vòng (Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl.J, Bình vôi (Stephania spp.),… đã trở nên rất hiếm hoặc không còn tìm thấy nữa.
Do khai thác từ hoang dại, nhiều cây thuốc được sử dụng lẫn lộn. Trong thực tế, Bình Vôi hiện đang sử dụng trong công nghiệp dược trong nước là từ nhiều loài trong chi Stephania, có thành phần và hàm lượng hoạt chất khác nhau.

Phát triển tài nguyên cây thuốc

Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc bản địa

Có khoảng 40 loài cây thuốc bản địa đã được trồng trọt ở Việt Nam. Nhiều loài -được trồng trên quy mô lớn ở các tỉnh miền núi, hằng năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu từ vài trăm cho đến hàng nghìn tấn sản phẩm như: Quế (Cinnamomum cassia Pesl.) ở Yên Bái, Thanh Hóa, Lào Cai, V.V.; Hồi (ỉllicium verum Hook.f.) ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng

Ninh; Thảo quả {Amomum aromaticum Roxb.) ở Lào Cai, Lai Châu v.v…, Ý dĩ {Coix lacryma-jobi L.) ở Sơn La, Hòa Bình, v.v. Nhiều loài được trồng cả ở các vùng trung du và đồng bằng như: Hoa hòe {Styphnolobium japonicum (L.f.) Schott), Địa liền (Kaempferia gaỉanga L.), Hương nhu (Ocimum gratissimum L.), Cúc hoa (Chrysaĩitheĩnum indicum L.), ích mẫu (Leonurus artemisia Houtt), Trạch tả (Aỉisma plantago-aquatica L.), Mã đề (Plantago major L.), Hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.), Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), sả (Cymbopogon spp.), v.v…

dược liệu miền núi
Hình ảnh 1 khu trồng dược liệu tại Hà Giang

Hoạt động trồng cây thuốc đã được phát động và triển khai ở nhiều cộng đồng miền núi khác nhau ở Việt Nam như Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Phó Bảng), Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Yên Bái (Văn Chấn, Lục Yên), Lai Châu (Sìn Hồ), Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà), Quảng Nam (Trà My), Lâm Đồng (Đà Lạt), v.v… Có những vùng chuyên trồng cây thuốc như làng Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên) trồng đại trà hơn 10 loài cây thuốc, vùng Mễ Sở, Đa Ngưu (Khoái Châu).

Nhiều cây thuốc đã được các trường đại học, viện, công ty dược nghiên cứu phát triển thành công thành các dạng bào chế bán rộng rãi trên thị trường như Bình vôi, Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. Et Aim.), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.), ích mẫu (Leonurus artemi.sia Houtt), Kim tiền thảo {Desìnodium styracifoliuin (Osb.) Merr.), Mướp đắng (Momordica chrantia L.), Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume), Thanh cao hoa vàng {Artemisia annua Ịj.)i v.v…

Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc nhập nội

Có khoảng 300 loài thuộc hơn 40 họ thực vật đã được nhập vào Việt Nam từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trong số đó có khoảng 70 loài có thể sinh trưởng và phát triển tạo ra giá trị và trên 20 loài đã trở thành cây thuốc ở Việt Nam như Actisô (Cynara scolymus LJ, Đương quy {Angelica siìiensis (Oliv.) Diels), Địa hoàng {Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.), Bạch chỉ {Angelica dahurica Beiith. Et Hook.f.), Bạch truật {Atractylodes macrocephala Koidz.), Vân mộc hương {Sausurea lappa Clack.), Bạc hà (Mentha spp.), v.v… Nhiều loài cây thuốc của nước ngoài đã được đưa vào trồng ở Việt Nam từ rất lâu. Có thể tạm chia ra hai giai đoạn:

– Trước năm 1954:

Người Pháp đã đưa vào trồng ở Việt Nam các loài cây thuốc mà cho đến nay chúng vẫn đang được phát triển như Actisô: Có nguồn gốc ở Địa Trung Hải, được trồng trên 100 năm nay ở các vùng núi cao và mát như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo; Canh ki na {Cinchona spp.y. Có nguồn gốc Nam Mỹ, được trồng thử ở Việt Nam từ năm 1872. Trong thời gian 1927-1936 đã được trồng trên quy mô lớn ở vùng Di Linh, Đơn Dương (Lâm Đồng), Gia Lai và Thủ Pháp (Ba Vì, Hà Tây).

– Sau năm 1954:

Chủ yếu trong giai đoạn 1960-1970 và còn tiếp tục trong những năm sau đó, đã nhập khoảng 100 loài cây thuốc từ Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật và Liên Xô cũ. Trong đó, có 20 loài đã được thuần hóa và trồng thành công như Ba gạc Ấn Độ (Rauưolỷỉa serpentina Benth.), Bạc hà (Mentha spp.), Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. Et Hook.f.), Bạch truật (Ạtraọtyỉodes macrocephala Koidz.), Cát cánh (Platycodon grandifl.orum (Ja.cq.)A.DC.), Địa hoàng (Rehmannia gỉutinosa (Gaertn.) Libosch.), Đỗ trọng (Eucommia ulmoides Oliư.), Độc hoạt (Ạngelica pubescens Maxim.), Đương qui (Angelica sinensis (Oliv.) Diels), Hoàng bá (Pheỉỉodendron chinense Schneid), Huyền sâm (Scrophuỉaria buergerìana Miq.), Ngưu tất (Achyranthcs bidentata Blume), v.v…

Một số loài cây thuốc đã được phát triển thành hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược như Actisô (Cynara scolymus L.), Bụp dấm (Hibiscus sabdariffa).
Việc nhập nội cây thuốc đang gặp những khó khăn chính là thoái hóa giống, sự cạnh tranh của dược liệu cùng loại được nhập từ nơi nguyên sản và phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay trong nông nghiệp.

Quy hoạch vùng

Hiện chưa có quy hoạch vùng phát triển tài nguyên cây thuốc được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam. Một số nhà khoa học đề xuất 6 vùng quy hoạch phát triển bao gồm:

  1.  Vùng núi cao phía Bắc.
  2.  Trung du phía Bắc.
  3.  Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
  4.  Ven biển miền Trung.
  5.  Tây Nguyên.
  6.  Đồng bằng sông Cửu Long.

Copy ghi nguồn DuocLieu.edu.vn

Link bài viết: Khai thác và phát triển tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *