Hoàng Liên là một loài cây thuốc cũng nằm trong Sách đỏ và có cùng câu chuyện với loài Hoàng liên chân gà [Coptis quinquesecta W.T.Wang]. Có thể tìm được loài này ở dãy Hoàng Liên Sơn và Hà Giang. Tuy nhiên, kích thước loài này nhỏ hơn loài Hoàng Liên Chân Gà khá nhiều (chỉ bằng một nửa).
Thành phần cho vào thuốc
Thân rễ.
Sấy khô để dùng.
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng kháng khuẩn
- Tác dụng chống nấm.
- Tác dụng chống ho gà.
- Tác dụng hạ áp.
- Tác dụng nội tiết: có tác dụng kháng Adrenaline, dung hoà sự rối loạn Adrenalin.
- Tác dụng lợi mật, giảm độ dính của mật.
- Tác dụng với hệ thần kinh trung ương: liều nhỏ tác dụng khích thích võ não, liều cao lại tăng ức chế hoạt động của võ não.
Tính vị quy kinh
- Vị đắng, tính hàn
- Vào kinh Tâm và kiêm 5 kinh: Can, Đởm, Tỳ, Vị, Đại trường.
Công dụng
Tả Tâm hỏa, táo thấp ở vị quản. Thanh nội nhiệt, giải nhiệt độc.
Chủ trị
- Tâm hoả can thịnh: buồn bực bứt rứt, không ngủ được, vùng dưới tâm bí tắc, mắt đỏ, sưng to, sợ ánh sáng…
- Trường Vị thấp nhiệt: nôn mửa, kiết lị do nhiệt, mót đại tiện nhưng rặn không ra, bụng đau nặng tức.
- Thấp nhiệt uẩn độc: miệng lưỡi lở, ung nhọt độc sưng đau.
Liều dùng
1-3 g/ngày. Nhiệt nặng có thể dùng cao hơn.
Kiêng kỵ
Âm hư, hoặc phiền nhiệt do huyết hư thì cấm dùng. Khí hư, tiêu chảy thì không dùng.
Hoàng liên rất đắng, dùng ít thì kiện Vị, dùng nhiều thì hoá ra táo, cảm thấy phiền nhiệt, vả lại vị đắng không thể nuốt được, cho nên liều dùng thường không quá 3g trừ trường hợp đặt biệt phải dùng đến liều cao.
Tác dụng của Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm khác nhau ở chỗ: Tâm hoả bốc lên mạnh thì dùng Hoàng liên là hay, Phế nhiệt thì Hoàng cầm là độc đáo, còn Hoàng bá giỏi thanh nhiệt ở hạ tiêu.