DƯỢC LIỆU VÀNG ĐẮNG

Dược liệu chứa Alcaloid

DƯỢC LIỆU VÀNG ĐẮNG

Dược liệu Vàng đắng

  1. Tên khoa học:

Tên: Coscinium fenestratum

Họ Việt Nam: Họ Tiết dê

Họ Latin: Menispermaceae

  1. Phân bố:

Cây mọc hoàn phổ biến ở vùng núi miền đông Nam bộ, nam Trung bộ, Tây Nguyên. Còn thấy mọc nhiều ở trung và hạ Lào, Campuchia.

  1. Bộ phận dùng:

Thân đã phơi hoặc sấy khô của cây Vàng đắng.

  1. Thành phần hoá học chính:

Chủ yếu là Berberin (1,5 – 3%), Saponin, Palmatin, Jatrorizin.

Dược liệu Vàng đắng
Berberin
  1. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

A. Dịch lọc, thêm acid sulfuric và cho phản ứng với nước brom bão hoà (TT), ở giữa hai lớp dung dịch xuất hiện một vòng đỏ sẫm.

B. Dịch chiết cồn dược liệu, thêm 1 giọt acid hydrocloric (TT). Soi kính hiển vi thấy nhiều tinh thể hình kim màu vàng riêng lẻ và xếp thành bó.

C. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm bột dược liệu phát quang màu vàng sáng.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Định lượng: Đo mật độ quang ở bước sóng 420 nm của dung dịch chuẩn và dung dịch thử.

Hàm lượng berberin được tính theo công thức:

Dược liệu Vàng đắng

Dm: Mật độ quang của dung dịch thử.

Dc: Mật độ quang của dung dịch chuẩn

a: Lượng cân dược liệu (g)

b: Độ ẩm dược liệu

  1. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Thu hái quanh năm, cạo vỏ, cắt thành đoạn dài 10 – 13 cm, phơi hoặc sấy khô 50 – 60oC.

Bảo quản: Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

  1. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng:

Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp, lợi mật. Điều trị viêm ruột, lỵ, ỉa chảy, viêm túi mật, viêm gan.

Dung dịch 0,5 – 1% để nhỏ mắt, chữa đau mắt hay để rửa mắt.

Dùng làm nguyên liệu chiết Berberin

Cách dùng và liều lượng: Ngày dùng 10 – 16 g, dạng bột thuốc hay thuốc sắc.

Dược liệu Vàng đắng – Coscinium fenestratum, Menispermaceae.

Tham khảo thêm tại đây

Chuyên đề dược liệu tốt nghiệp./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *