DƯỢC LIỆU KIM NGÂN HOA

Dược liệu chứa Flavonoid

DƯỢC LIỆU KIM NGÂN HOA

Dược liệu Kim ngân hoa

1. Tên khoa học:

Tên: Lonicera japonica

Họ Việt Nam: Họ Kim ngân

Họ Latin: Caprifoliaceae

2. Phân bố:

Mọc hoang ở vùng núi phía bắc (Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình, Thanh Hóa…)

3. Bộ phận dùng:

Nụ hoa có lẫn một số hoa đã nở của cây Kim ngân.

Dược liệu Kim ngân hoa

4. Thành phần hoá học chính:

Flavonoid (inosid, lonicerin), một số hợp chất carotenoid.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

A. Dịch chiết dược liệu trong ethanol 90%(TT) cho phản ứng với dung dịch acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm (TT).

B. Dịch chiết trong nước của dược liệu cho phản ứng với dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), so màu.

Định lượng

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Hái hoa khi sắp nở vào mùa hạ. Sấy khô hoặc xông sinh rồi phơi khô.

Dược liệu Kim ngân hoa
Dược liệu Kim ngân hoa

Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh sâu mọt.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng: Tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Điều trị viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm ruột thừa…

Cách dùng và liều lượng: 12 -16 g/ngày, dạng thuốc sắc, cao. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Dược liệu Kim ngân hoa – Lonicera japonica, Caprifoliaceae.

Tham khảo thêm tại đây

Chuyên đề dược liệu tốt nghiệp./.

Ngoài ra: Còn sử dụng cành và lá phơi hay sấy khô của cây Kim ngân (Kim ngân cuộng).

Chế biến: Hái cành mang lá, loại bỏ tạp chất, cắt khúc dài 2 – 5 cm, phơi trong bóng râm hay sấy nhẹ đến khô.

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 15 – 30 g, dạng thuốc sắc.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *