Đa dạng hệ thực vật và cây thuốc ở Việt Nam

Hệ thực vật

Hệ thực vật Việt Nam có khoảng 1.000 loài Tảo (trong số 25.000 loài trên thế giới), 11.080.loài thực vật bậc cạo (bảng 9.3), trong đó có 733 loài cây trồng được nhập nội, thuộc 2.046 chi, 395 họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ thực vật của toàn thế giới. Theo dự đoán của các nhà thực vật học thì số loài thực vật bậc cao có mạch ờ Việt Nam có thể đến 12.000-15.000 loài.

cây thuốc ở việt nam
Hình ảnh minh họa cây thuốc ở Việt Nam
  • Các họ có số loài nhiều nhất bao gồm: Lan (Orchidaceae), Đậu (Fabaceae), Thầu dầu (.Euphorbiaceae), Lúa (Poaceae), Cà phê (Rubiaceae), Cúc (Asteraceae), Cói (Cyperaceae), Long não (.Lauraceae), o rô (Acanthaceae), Na (Annonaceae), Trúc đào (Apocyĩiaceae), Bạc hà (Lamiaceae), Đơn nem (jMyrsinaceae), cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), Cau (‘Arecaceae), v.v…
  • Các họ có nhiều cây gỗ bao gồm: Dầu Ợ Dipterocarpaceae), Tử vi (Lythraceae), Măng cụt (Clusiaceae) ở miền Nam; Ngọc lan (Magìioliaceae), Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae) ở miền Bắc; Đậu (Fabaceae), Xoan (Meliaceae), Bồ hòn (Sapindaceae) ở toàn quốc.
  • Các họ cây cỏ phổ biến bao gồm: cần (Apiaceae), Cúc (Asteraceae), Ráy (Araơeae), Ô rô (Acanthaceae), Hoạng tinh (Convallariaceae), Cói (Cyperaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Bạc hà (Lamiaceae), Lan {prchidaceaè), Lúa (Poaceae).


Ngành Họ Chi Loài Số loài trên thế giói
Bryophyta (Rêu) 60 182 793 14.000
Psilotophỵta (Quyết Lá thông) 1 1 2 5
Lỵcopodiophyta (Thông đá) 2 4 56 800
Equisetophyta (Cỏ tháp bút) 2 2 3 30
Polypodiophyta (Dương xỉ) 26 ‘170 713 10.000-13.000
Pinophyta (Thông) 8 23 51 750
Magnoliophyta (Ngọc lan) 296 2.046 9.462 250.000-300.000
Tổng số* 395 2.428 11.080

 

Nhóm cây dây leo gồm hai loại: Dây leo cỏ, thường là những loài ưa sáng thường gặp ở rừng thứ sinh, thuộc họ Đậu (.Fabaceae), Khoai lang (Convoỉvuỉaceae), Khúc khắc (Smiỉacaceae), V.V…J Dây leo gỗ, thường là những cây ưa ẩm, chịu bóng, thường gặp trong rừng nguyên sinh như các loài trong chi Bauhinia, Entada, Strychnos, Acacia, Ficus, Coccinium, v.v… Chúng thường có thân dẹt, vươn lên đỉnh cây gỗ để lấy ánh sáng.

  • Nhóm thực vật thủy sinh thuộc các họ Súng (Nymphaeaceae), Long đởm (Gentianaceae), Cói (Cyperaceae), Trạch tả (Alisĩĩiataceae), Rau răm (Polygoìiaceae), Bèo tây (.Ponteriaceae), Lúa (Poaceae), v.v… và thuộc hai nhóm: Sông bám vào đất và sông trôi nôi.
  • Các loài bán ký sinh thuộc các họ Tầm gửi (.Loranthaceae, Viscaceae)’, Các loài ký sinh thuộc các họ Gió đất (.Balanophoraceae), Tơ hồng (Curcutaceae).
  • Các loài bì sinh (phụ sinh) tập trung trong các họ Lan (Ọrchidaceae), Dương xỉ (Poỉypodiaceae), một sò’ loài thuộc họ Dâu tằm (.Moraceae), Nhân sâm (Araliaceae), Ráy (Araceae), v.v…
  • Các cây có củ hay thân rễ tập trung ở các họ Ráy (Araceae), Khoai lang (Convoỉưulaceae), Củ nâu (Dioscoreaceae), Dong (.Maraĩitaceae), Tiết dê (.Menispermaceae), Khúc khắc (Smiỉacaceae), Râu hùm (‘Tacaceae), Gừng (Zingiberaceae), Hoàng tinh (Convallariaceae), v.v..

Số loài cây thuốc ở Việt Nam: 

Số loài cây thuốc chính thức được thông kê hiện nay là 3.850 loài.

Số loài cây thuốc được phát hiện ở Việt Nam tăng liên tục theo thời gian. Theo tài liệu của Pháp, trước năm 1952, toàn Đông Dương có 1.350 loài cây làm thuốc, trong 160 họ thực vật. Bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi, in lần thứ 8 (1999) giới thiệu 800 cây, con và vị thuốc. Bộ sách “ Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 loài cây thuốc. TS. Võ Văn Chi, tác giả cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (năm 1997) đã thống kê khoảng 3.200 loài làm thuốc (kể cả Nấm). Theo số liệu điều tra của Viện dược liệu (2003), Việt Nam có 3.850 loài cây thuốc

Phân bố tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

Trong số 1.863 loài cây thuốc phát hiện trong các đợt điều tra sưu tầm trong giai đoạn từ 1961 đến 1985, có đến 3/4 là các loài cây mọc hoang dại, phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi (khoảng 700 loài), vùng đồi và trung du (400 loài).

Các loài cây thuốc phân bố ở 8 vùng sinh thái trong nước là Đông Bắc – Bắc bộ, Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Đông Trường Sơn và Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; tập trung chủ yếu ở 5 trung tâm đa dạng sinh vật là Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, Yok Đôn, Lâm Viên và Cát Tiên.

Copy ghi nguồn DuocLieu.edu.vn

Link bài viết: Đa dạng hệ thực vật và cây thuốc ở Việt Nam

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *