Cây Chè Vằng

Giới thiệu về cây Chè Vằng

Vằng hay còn gọi chè vằng, chè cước man, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, lài ba gân (danh pháp hai phần: Jasminum subtriplinerve) là loài thực vật có hoa thuộc họ Ô liu được Blume mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1851. Vằng là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang, được người dân Việt Nam tại nhiều vùng miền sử dụng dưới dạng sắc thuốc hay pha nước uống, đặc biệt tốt khi dành cho các sản phụ.

Chè Vằng
Hình ảnh: cây Chè Vằng

Phân biệt cây Lá Ngón với cây Chè Vằng

Chè vằng hiện được sử dụng nhiều ở khắp các nơi ở Việt Nam, từ đồng bằng tới trung du miền núi, ở đồng bằng lẫn thành thị.

Tuy nhiên, về mặt hình thái khi cây chưa có hoa quả và không có kinh nghiệm thì rất dễ nhầm lẫn với cây Lá ngón. Chính vì vậy đã có không ít trường hợp thương tâm xảy ra khi bị nhầm cây Lá ngón với cây Chè vằng.

 

 

 

 

cây Chè Vằng
Hình ảnh: cây Chè Vằng
lá ngón
Hình ảnh: cây Lá Ngón

Đặc điểm dễ dàng nhận biết nhất là khi cây có hoa, hoa của Chè vằng có màu trắng, hoa của Lá ngón có màu vàng tươi. Về nơi mọc, chè vằng mọc ở hầu hết các vùng đồng bằng, trung du và núi thấp. Trong khi đó lá ngón thường mọc ở độ cao từ 700m trở lên.

CÔNG DỤNG

Chè vằng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc khi thấy kinh đau bụng, sau khi đẻ bị nhiễm khuẩn sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung và tuyến vú, áp xe vú, khí hư bạch đới. Còn dùng trị phong thấp do huyết kém, đau nhức khớp xương, vàng da, ghẻ lở, chốc đầu, các bệnh ngoài da, rắn cắn.

Theo kinh nghiệm nhân dân một số nơi dùng chè vằng uống có tác dụng chữa tắc tia sữa, lợi sữa và làm giảm béo.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *