CÂU ĐẰNG – Bình Can, thanh nhiệt, tức phong, trấn kinh

Bài viết CÂU ĐẰNG – Bình Can, thanh nhiệt, tức phong, trấn kinh – Tham khảo từ CLB Y Cổ Truyền

Nguồn gốc

Câu đằng thuộc họ cà phê

Thành phần cho vào thuốc

Móc câu và cành liền nhau. Đoạn cành có gai móc câu khô, màu nâu hồng hay nâu sẫm, không lẫn đoạn có gai. Khi dùng thì dùng móc câu.

Dược liệu câu đằng
Dược liệu câu đằng

Bào chế

Rửa sạch, phơi khô, dùng sống.

Tính vị quy kinh

Vị ngọt tính hàn. Vào kinh Can, Tâm bào.

Công dụng

Bình Can, thanh nhiệt, tức phong, trấn kinh.

Chủ trị: nhức đầu choáng váng, trẻ nhỏ động kinh, người lớn gân cơ, bắp thịt co giật, méo miệng.

Kiêng kỵ

Người không có phong nhiệt thì kiên dùng.

Liều dùng

4,5-30g.

Khi sắc nên cho vị này vào sau, sôi lên là được, đun lâu thì kém hiệu quả.

Khí vị của Câu đằng nhẹ yếu, chất rất nhẹ, màu tía, chỉ vào kinh Can, thiên về thanh Can nhiệt và tức Can Phong. Cơ thể trẻ nhỏ còn non nớt về âm dương dùng vị này rất thích hợp, nhưng chỉ hợp với chứng bị kinh phong mà nhẹ. Còn nếu co giật rất nặng thì phải dùng Toàn yết, Ngô công.

Câu đằng vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, là thuốc của kinh thủ túc Quyết âm. Túc Quyết âm Can chủ phong, thủ Quyết âm Tâm bào chủ hoả, kinh phong co quắp, đầu váng, hoa mắt đều do phong hoả bốc lên. Vì khí và vị của Câu đằng bạc (yếu), hợp với thể chất của trẻ nhỏ, vì vậy trị động kinh co giật… Khi sốt cao, tay chân máy giật, có thể dùng câu đằng để đề phòng. Nếu đã phát kinh phong thì Câu đằng không bằng Toàn yết, Ngô công.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *