Bài viết 10 BÀI THUỐC CỔ PHƯƠNG CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP NỔI TIẾNG NHẤT – Tải file PDF Tại đây.
Tác giả: ThS BS. Trịnh Văn Cường
LUẬN BÀN VỀ BỆNH XƯƠNG KHỚP
Ba khí phong hàn thấp là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng thường gặp trong bệnh lý cơ xương khớp. Nắm được đặc điểm tính chất của ba khí phong hàn thấp sẽ phần nào nắm được cơ chế gây bệnh và nguyên tắc điều trị. Ngoài các nguyên nhân bên ngoài tà khí thì còn có các nguyên nhân bên trong liên quan đến tạng phủ như Phong – Can, Hàn – Thận, Thấp – Tỳ. Đồng thời sự biến hóa của các khí còn tạo ra các yếu tố nguyên nhân liên quan đến Đàm, Nhiệt hoặc các chứng Huyết ứ. Tất cả đó tạo nên sự rất đa dạng của quá trình diễn biến bệnh. Tuy nhiên mấu chốt vẫn cần nắm được thật rõ đặc tính của ba khí phong – hàn – thấp cũng như tính biến hóa của chúng. Các thứ khí đó đôi khi đứng một mình gây bệnh, đôi khi hai khí kết hợp đôi khi cả ba khí kết hợp, nhưng phổ biến nhất vẫn là hai khí kết hợp với nhau, hoặc có thể trường hợp cả ba khí kết hợp nhưng thường có hai khí trội lên biểu hiện triệu chứng rõ nét hơn. Và dưới đây là đặc điểm gây bệnh của các khí khi kết hợp với nhau.
Đặc điểm của HÀN THẤP là đau nhiều, nặng nề nhưng sưng ít hoặc không sưng, nóng đỏ cũng không rõ ràng. Đặc điểm của THẤP NHIỆT là đau kèm sưng nóng đỏ đau rõ ràng (đây là triệu chứng kinh điển), bằng mắt thường có thể nhận thấy ngay. Đặc điểm của PHONG THẤP là rải rác, đau mỗi chỗ một tí, đau di chuyển, nay đau chỗ này mai lại đau chỗ khác, nhiều khi bệnh nhân cũng không biết chỗ nào là đau nhiều nhất. Còn khi cả ba phong, hàn thấp kết hợp thì còn đa dạng hơn nữa, triệu chứng lâm sàng xoay tít mù tắp làm cho thầy thuốc không biết đâu mà lần. Tuy nhiên cả ba khí phong hàn thấp khi kết hợp với nhau rất ít khi cùng trội lên tạo triệu chứng rõ nét, mà thông thường 2 khí trội lên tạo triệu chứng điển hình, khí còn lại triệu chứng cũng có nhưng mờ nhạt hơn. Đây là những điểm khác biệt giữa hàn thấp, phong thấp và thấp nhiệt. Còn phong hàn ít đề cập vì gặp trong các bài thuốc giải biểu rồi. Mặt khác nữa hàn thấp và phong thấp thường phần lớn do ngoại tà. Nhưng thấp nhiệt thì đa dạng hơn có hai nguồn tạo bệnh một là ở bên trong thường liên quan đến tỳ gọi là nội thấp, hai là bên ngoài gọi là ngoại thấp.
Thấp nhiệt do ngoại thấp và do nội thấp lại có những điểm khác biệt riêng. Thấp nhiệt do NGOẠI THẤP thường triệu chứng rầm rộ, rõ ràng, triệu chứng sưng nóng đỏ đau xuất hiện sớm, cùng lúc ngay từ những ngày đầu; bệnh diễn biến nhanh nếu điều trị ngay thì bệnh cũng khỏi rất nhanh; đến nhanh và lui cũng nhanh. Thấp nhiệt do NỘI THẤP thì triệu chứng tiến triển nhẹ nhàng hơn, cũng có đau, cũng có sưng nóng đỏ nhưng không phải xuất hiện đột ngột ngay một lúc mà thường xuất hiện lần lượt theo thời gian. Ngoài ra thấp nhiệt do nội thấp điều trị rất dai dẳng, rất khó điều trị hết hẳn, kiểu cứ quanh năm suốt tháng như vậy, mới điều trị một đợt ổn định về nghỉ ngơi vài ngày sau lại thấy bị lại thì kiểu này đích thị là nội thấp. Bản chất bên trong cơ thể tỳ hư sinh ra thấp, thấp trệ lại hóa ra đàm, đàm thấp uất trệ lâu ngày lại hóa ra nhiệt tạo thành thấp nhiệt. Thấp nhiệt này lại lưu trú ở quan tiết, cân cốt không thể phát tán làm cho bốc hơi ra ngoài như ngoại thấp được mà phải lợi thủy (lợi niệu) đưa ra ngoài qua đường tiểu tiện nên thành ra khó trị dứt được.
Thấp nhiệt do NỘI THẤP gặp rất phổ biến trên lâm sàng, bệnh nhân sưng đau quanh năm suốt tháng ở các khớp. Bản chất chính là bên trong có tỳ hư, nhưng bởi vì sưng đau quanh năm suốt tháng nên bệnh nhân rất hay lạm dụng dùng các thuốc giảm đau dòng non-steroid hoặc corticoid, mà dùng nhiều giảm đau thì tác dụng phụ lên chức năng tiêu hóa làm cho tỳ hư, mà tỳ càng hư lại càng tạo ra thấp, ra đàm mà đàm thấp uất lại tạo ra nhiệt – nó tạo thành một vòng luẩn quẩn như vậy nên thành ra khó chữa dứt điểm. Nếu bệnh nhân thuần điều trị YHCT , ngoài dùng thuốc trừ thấp nên kết hợp với kiện tỳ cho hiệu quả rất cao. Có thể điều trị ổn định mà không bị ảnh hưởng các chức năng khác, nhưng tâm lý bệnh nhân điều trị muốn khỏi dứt điểm nên không kiên trì một phương pháp, muốn thử nhiều phương pháp nên điều trị cũng gặp nhiều khó khăn.
10 BÀI THUỐC CỔ PHƯƠNG CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP NỔI TIẾNG
Sau một thời gian nghiên cứu và tổng hợp xin gửi đến các bạn 10 bài thuốc này, đợt tới có thời gian mình sẽ phân tích từng bài cụ thể để hiểu rõ tác dụng và cơ chế của bài thuốc hơn.
Danh sách bài thuốc:
1. Độc hoạt tang ký sinh thang
2. Tam tý thang
3. Quyên tý thang
4. Ô đầu thang
5. Phòng phong thang
6. Quế chi thược dược tri mẫu thang
7. Ý dĩ nhân thang
8. Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang
9. Thân thống trục ứ thang
10. Tiểu hoạt lạc đan
ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANG
Độc hoạt 20-30g | Tân giao 08g Quế tâm 08g |
Phòng phong 12g | Tế tân 04g Tang ký sinh 12g |
Thục địa 12g | Bạch thược 12g Đỗ trọng 12g |
Phục linh 12g | Ngưu tất 20g Đương quy 12g |
Đẳng sâm 08g | Xuyên khung 08g Chích thảo 06g |
Tác dụng trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng Can thận bổ khí huyết. Chủ trị tý chứng lâu ngày, can thận lường hư khí huyết bất túc. ứng dụng hàng đầu trị đau thần kinh tọa, gai cột sống, đau khớp, viêm khớp dạng phong thấp – bài này xu hướng thiên về các chứng đau nửa người dưới
TAM TÝ THANG
Độc hoạt 20-30g | Tấn giao 08g Quế tâm 08g |
Phòng phong 12g | Tế tân 04g Hoàng kỳ 20-30g |
Thục địa 12g | Bạch thược 12g Đỗ trọng 12g |
Phục linh 12g | Ngưu tất 20g Đương quy 12g |
Đáng sâm 08g | Xuyên khung 08g Chích thảo 06g |
Tục đoạn 16-20g | Sinh khương 3 lát |
Tác dụng trừ phong thấp, ích Can thận, bổ khí huyết (tác dụng bổ khí huyết mạnh hơn Độc hoạt tang ký sinh). Chủ trị và ứng dụng như bài Độc hoạt tang ký sinh, tuy nhiên các trường hợp khí trệ huyết ứ tay chân co duỗi khó khăn thì ưu tiên dùng Tam tý thang hơn.
QUYÊN TÝ THANG
Khương hoạt 20-30g
Hoàng kỳ 16-20g Chích thảo 06g |
Khương hoàng 12g
Xích thược 12g |
Đương quy 12g
Phòng phong 12-16g |
Tác dụng khu phong trừ thấp, ích khí hoạt huyết hòa dinh. Chủ trị đau nhức phong thấp, nhất là đau vùng vai gáy, lưng, vai, cánh tay, toàn thân mỏi nặng, các khớp đau nhức, ứng dụng điều trị viêm quanh khớp vai, các khớp đau nhức do hàn thấp tý – bài này xu hướng tác dụng chủ yếu ở nửa người trên.
Ô ĐẦU THANG
Ma hoàng 12g | Hoàng kỳ 16-20g | Chế xuyên ô 12g |
Bạch thược 12g | Cam thảo 12g | Mật ong 80g |
Tác dụng ôn dương tán hàn, bổ khí huyết, trấn thống. Chủ trị thống tý toàn thân và khớp đau nhiều, cử động khó khăn, ứng dụng viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, đau thần kinh tam thoa, cơn đau quặn thận, cơn đau quặn mật,…. Lưu ý Xuyên ô nên sắc kỹ trước nửa tiếng đến 1 tiếng để giảm bớt tác dụng phụ và độc tính của nó.
PHÒNG PHONG THANG
Phòng phong | Đương quy | Phục linh |
Tân giao | Khương hoạt | Quế chi |
Bạch thược | Cam thảo |
Tác dụng bổ khu phong tán hàn trừ thấp, hành khí hoạt huyết. Chủ trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm, các khớp đau nhức nhưng không nóng đỏ
QUẾ CHI THƯỢC DƯỢC TRI MẪU THANG
Quế chi 12-20g
Bạch truật 12g
Ma hoàng 08g
Phụ tử 8-12g
Tri mẫu 12g
Chích thảo 08g
Tác dụng khư phong thấp, thanh nhiệt chỉ thống. Chủ trị phong hàn thấp tý gây nên táo, toàn thân và tay chân các khớp đau nhức, sưng nóng đỏ đau, toàn thân không sốt rõ rệt. ứng dụng điều trị thấp khớp, đau thần kinh tọa, đau lưng. LƯU Ý cách dùng có thể sắc thang uống hoặc có thể bỏ Sinh khương các vị còn lại tán bột uống, ngày uống 2 lần sáng và tối, mồi làn 12g.
Ý Dĩ NHÂN THANG
Ma hoàng
Ý dĩ nhân
Cam thảo
Chủ trị đau khớp, đau cơ – được dùng trong trường hợp bệnh thấp khớp đã bước sang giai đoạn bán cấp và mạn tính, ứng dụng trị thấp khớp và viêm khớp, ngoài ra còn được dùng trị viêm khớp dạng lao, thấp cơ, cước khí.
HOÀNG KỲ QUẾ CHI NGŨ VẬT
Hoàng kỳ 20-30g
Bạch thược 12-16g
Sinh khương 12-16g
Quế chi 12g
Đại táo 3-5 quả
Tác dụng ích khí ôn trung hòa vinh thông tý. Trị huyết tý thường có các triệu chứng da tê rần, mạch vi hoặc mạch sáp khẩn, ứng dụng trị vai đau ê ấm, đau thần kinh tọa, teo não nguyên phát, bại liệt. LƯU Ý trong trường hợp bệnh lâu ngày khí hư trệ nhiều có thể bội liều Hoàng kỳ (40-60g) và Quế chi (20-30g), hoàng kỳ và quế chi là hai vị chủ dược khi kết hợp liều cao với nhau tác dụng thông kinh mạch rất mạnh. Còn trường hợp huyết ứ huyết hư nhiều thì gia thêm Đào nhân (16-20g), Hông hoa (16-20g)và Đan sâm (20-30g).
THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG
Đào nhân 20g | Hồng hoa 20g | Đương quy 12g |
Tần giao 12g | Khương hoạt 12g | Ngưu tất 12g |
Chế hương phụ 8g | Ngủ linh chi 8g | Địa long 8g |
Nhũ hương 8g | Chích thảo 6g | Xuyên khung 12g |
Tác dụng hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc, lợi tý chỉ thống. Trị đau vai, đau lưng, đau chân hoặc đau toàn thân kéo dài khó khỏi, ấn vào thì đau nhiều, môi lưỡi có gân xanh tí hoặc nốt xuất huyết, ứng dụng trị đau thần kinh tọa, đau lưng huyết ứ, tý chứng(đau nhức), đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có hội chứng rễ thần kinh thì dùng cực kỳ tuyệt vời
TIÊU HOẠT LẠC ĐAN
Xuyên ô chế 8-12g
Thảo ô chế 8-12g
Địa long 8g
Nam tinh 8g
Nhũ hương 12g
Một dược 12g
Tác dụng khu phong trừ thấp, hóa đàm thông lạc. Trị phong thấp đờm ứ, chứng tý ngăn trở kinh lạc, gân xương đau nhức, các ngón chân tê, mất cảm giác, các khớp khó duỗi, ứng dụng trị phong thấp khớp, viêm khớp, quanh vai viêm, chấn thương té ngã bong gân, trật khớp, di chứng tê bại sau trúng phong.
LƯU Ý: Các vị thuốc như XUYÊN Ô, THẢO Ô, PHỤ TỬ là thuốc độc bảng A nên khi dùng phải bào chế, hoặc không phải sắc kỹ nửa tiếng đến 1 tiếng. Nếu chưa có kinh nghiệm dùng thì trong thang thuốc nên dùng thêm mật ong để hòa hoãn bớt độc tính.