DƯỢC LIỆU GỪNG

Dược liệu chứa Tinh dầu (Dẫn chất sesquiterpen)

DƯỢC LIỆU GỪNG

1. Tên khoa học:

Tên: Zingiber officinale

Họ Việt Nam: họ Gừng

Họ Latin: Zingiberaceae

Dược liệu Gừng
Củ Gừng

2. Phân bố:

Gừng được trồng ở Việt Nam và ở nhiều nước trên thế giới: Các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc.

3. Bộ phận dùng:

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Gừng.

Dược liệu Gừng
Dược liệu Gừng

4. Thành phần hoá học chính:

Trong củ Gừng có 1 – 3% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là α-camphen, β-phelandren một carbur là zingiberen một alcol sesquiterpen, các phenol (cineol, citral, borneol, geraniol, linalol, zingiberol. Ngoài ra còn có 3,7% lipid, tinh bột và 5% nhựa dầu trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol…

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

A. Dịch chiết ethanol cho phản ứng với dung dịch natri nitroprusiat 1% (TT), natri hydroxyd 10% (TT), acid acetic băng (TT).

B. Phương pháp sắc kí lớp mỏng. Sắc kí đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 10 vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc kí đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Đào lấy củ gừng già, rửa sạch, phơi hoặc sấy đến khô (can khương). Khi dùng có thể sao vàng hoặc sao cháy (thán khương).

Bảo quản: Để nơi khô, mát.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng:

Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.

Thán khương tăng cường chỉ huyết.

Cách dùng và liều lượng: Ngày dùng 4 – 8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Dược liệu Gừng – Zingiber officinale, Zingiberaceae.

Tham khảo thêm tại đây

Chuyên đề dược liệu tốt nghiệp./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *