TRÀM

Thông tin khoa học của CÂY TRÀM

Tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powell Họ Sim: Myrtaceae

Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây gỗ cao 2 – 3cm, có loại thấp hơn; vỏ màu trắng dễ róc. Lá mọc so le, phiến lá dày, gân hình cung. Lá non và ngọn non có lông dày màu trắng. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở đầu cành. Khi hoa kết quả, cành mang hoa lại ra lá non ở ngọn. Quả nang, tròn, chứa nhiều hạt.

cây tràm
đặc điểm thực vật cây tràm

 

Tràm mọc nhiều ở vùng đồi núi và đầm lầy của nhiều nước Đông Nam Á: Indonesia, Việt Nam, Philipin, Miến Điện, Malaysia, Campuchia.

Ở Việt Nam, tràm mọc cả ở 2 miền Bắc và Nam nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam: Quảng Bình, Long An, Đồng Pháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải. Diện tích tràm mọc tự nhiên ở các tỉnh phía Nam ước tính 120.000 ha.

Trồng trọt và khai thác

Tràm trồng bằng hạt, tràm có khả năng tái sinh cao, sau khi đốn tỉa hoặc thậm chí cháy rừng có thể ra chồi 95 – 100%. Sau 3 – 5 tháng đốn tỉa, có thể khai thác để cất tinh dầu. Khai thác quanh năm nhưng vào mùa mưa hàm lượng tinh dầu thấp hơn mùa khô.

Sản lượng tinh dầu thế giới thống kê năm 1997 là 600 tấn, Hai nước sản xuất chính là Indonesia là Idonesia (370 tấn) và Việt Nam (100 tấn)

cây tràm
rừng tràm

Bộ phận dùng

– Cành mang lá – Ramulus cum folio Melaleucae

– Tinh dầu – Oleum Cajeputi.

cây tràm
Hình ảnh: tinh dầu tràm

Đặc điểm vi học của lá tràm:

– Biểu bì có lớp cutin dày mang nhiều lỗ khí ở cả 2 mặt lá.

– Mô mềm giậu có từ 1 đến 2 hàng tế bào ở cả 2 mặt của phiếu lá.

– Bó libe gỗ được bao bọc bởi 1 vòng nội bì và 1 vòng sợi trụ bì.

– Các túi tiết tinh dầu nằm rải rác trong mô mềm.

Thành phần hoá học

Lá có chứa tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu thay đổi theo từng vùng và theo mùa ở các tỉnh miền Trung. DĐVN III qui định hàm lượng tinh dầu không dưới 1% (tính trên nguyên liệu khô tuyệt đối).

Tinh dầu tràm

Oleum Cajeputi, tên thương phẩm Cajeput oil,   là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi dễ chịu, d20 : 0,910 – 0,920; nD20 : 1,466 – 1,472; D20 : – 30 đến – 10.

Thành phần chính là cineol. Hàm lượng cineol thay đổi theo từng vùng. Tinh dầu tràm Long An chứa từ 52 đến 69% cineol, Quảng Bình 51 – 72%. Nếu cất lẫn với chổi – (Baekea frutescens) thì hàm lượng cineol trong tinh dầu sẽ giảm rõ rệt (dưới 50%). Ngoài ra trong tinh dầu còn có chứa một hàm lượng đáng kể linalol (2 – 5%) và terpineol (6 – 11%).

DĐVN III qui định hàm lượng cineol trong tinh dầu tràm không được dưới 60%.

Nhìn chung tinh dầu tràm thu mua ở các điểm cất tư nhân ít khi đạt được tiêu chuẩn của Dược điển. Vì vậy việc tinh chế và làm giàu cineol là cần thiết. Có thể làm giàu cineol bằng các phương pháp: Cất phân đoạn, kết tinh ở nhiệt độ thấp và phương pháp hoá học.

Hiện nay các xí nghiệp dược ở các tỉnh phía Nam đã có thể sản xuất tinh dầu tràm giàu cineol ở các mức độ khác nhau để thoả mãn nhu cầu nội địa và xuất khuẩn dưới nhãn hiệu “Eucalyptus oil”. eucalytus oil 60% cineol dùng trong thị trường nội địa, eucalytus oil (70% cineol, 98% cineol) và Eucalyptol tinh khiết để xuất khuẩn ra thị trường thế giới (năm 1995 và 1996 đã xuất khuẩn được 300 tấn tinh dầu eucalytus oil 70% cineol và 15 tấn eucalptus oil 98% cineol). Có thể nói ở Việt Nam tràm đảm nhiệm vai trò chính trong việc sản xuất tinh dầu giàu cineol.

Kiểm nghiệm

Xác định hàm lượng cineol (Xem phần đại cương).

Công dụng

Lá tràm (ngọn mang lá) được dùng trong phạm vi nhân dân để chữa cảm phong hàn, tiêu hoá kém, ho có đờm. Ngoài ra tinh dầu tràm cũng được ứng dụng trong kỹ nghệ nước hoa.

Chữa ho có đờm bằng cây Tràm

Tinh dầu tràm và cineol có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, kích thích trung tâm hô hấp, chữa viêm nhiễm đường hô hấp. Có khoảng hơn 200 chế phẩm có cineol. Tinh dầu tràm còn có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương, chữa bỏng, làm chóng lành da. Từ nước ót tinh dầu khi đã loại cineol đã chiết xuất được linalol và terpineol. Terpineol có tác dụng kháng khuẩn mạnh.

copy xin vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết: