Thông tin khoa học của CÂY RÂU MÈO
Herba Orthosiphonis
Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây râu mèo – Orthosiphon aristatus (Bl.) ( = O. grandiflorus Bold. = O. spicatus (Thunb.) Bak. = O. stamineus Benth.), họ Hoa môi – Lamicaeae.
1.Đặc điểm thực vật.
Cây thuộc thảo cao 30-60cm, thân có cạnh ít phân nhánh. Lá mọc đối chéo chữ thập, các cặp lá hơi xa nhau, có cuống ngắn (0,5-2cm), phiến lá gần hình thoi, dài 4-8cm rộng 2-4cm, mép lá có răng cưa ở 2/3 phía trên. Ở một số chủng thì cuống và gân chính màu tía. Cụm hoa ở ngọn, thưa gồm 6-10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa. Đài hình chuông có 5 răng. Tràng 2 môi màu trắng hay lơ nhạt. Nhị mọc thò ra ngoài dài gấp 2-3 lần tràng trông như râu mèo. Ở miền Nam có trồng ở một vài nơi thuộc thành phố H.C.M để cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm. Thu hái lá và ngọn cây khi cây mới bắt đầu ra hoa, phơi khô và bảo quản vào bao bì chống ẩm vì dược liệu rất dễ hút ẩm.
2.Đặc điểm giải phẫu.
Các lông che chở nhiều loại: ngắn hình nón, đơn bào hoặc dài đa bàomột dãy. Các lông tiết nằm ở chỗ lõm của biểu bì, một số thì không cuống đầu đa bào, một số khác thì đầu 1-2 tế bào nằm trên một cuống ngắn. Chỉ có một hàng tế bào hình dậu ở phiến lá.
3.Thành phần hóa học.
– Thành phần được biết rõ nhất là các flavonoid. Cho đến hiện nay 9 chất flavon ở dạng aglycon đã được phân lập trong đó có chất sinensetin (9) là chủ yếu. Ngoài 9 flavon (xem bảng ghi công thức các flavon) còn có 2 flavonol glycosid là kaempferol 3-O-b-glucosid và quercetin 3-O-b-glucosid.
Các chất flavon | R1 | R2 | R3 | R4 |
1
2 3 4 5 6 7 8 9 |
H
H H3C H3C H3C H H H3C H3C |
H3C
H3C H H3C H3C H3C H3C H3C H3C |
H
H H H H OH OCH3 OH OCH3 |
H
CH3 CH3 H CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 |
– Một chất coumarin là esculetin (=6,7 dihydroxy benzo a pyron)
– Các chất diterpenoid có tên orthosiphol A,B,D,E.- Acid caffeic và 7 dẫn chất caffeic acid depsid trong đó có acid rosmarinic là thành phần hay gặp trong họ Lamiaceae nên trước đây người ta gọi là “tanin của Lamiaceae”. Acid rosmarinic là depsid của acid caffeic với acid a hydroxydihydrocaffeic.
– Saponosid. Có một số nhà nghiên cứu (Casparis, 1933, Balansard, 1936, Efimova, 1968) cho rằng trong râu mèo có saponosid tuy nhiên chưa có tài liệu nào chứng minh cấu trúc.
– Các thành phần khác: betain, cholin, b sitosterol và các alcool triterpenoid: a và b-amyrin, orthosiphonol (Basu, 1956).
Định tính:
Dịch chiết nước đậm đặc từ dược liệu, lắc với nBuOH bão hoà nước. Tách lớp nBuOH, bốc hơi ở áp suất giảm. Hoà tan cắn còn lại trong cồn 70o dùng để chấm trên bản sắc ký Silicagel G.
Dung môi khai triển: CHCl3 – MeOH (9:1)
Thuốc thử phát hiện: vanillin 1% trong etanol tuyệt đối. Khi dùng pha thêm cứ 1ml thì 1 giọt acid sulfuric đậm đặc. Sau khi phun thuốc thử thì sấy 110o trong 10 phút. Có ít nhất 5 vết màu tím hồng.
4.Tác dụng và công dụng.
Cây râu mèo là một dược liệu đã dùng lâu đời ở An độ, Indonesia trong các bệnh về thận và bàng quang.
Châu Âu nhập và sử dụng vào cuối thế kỷ XIX.
Cây râu mèo là một dược liệu có tác dụng lợi tiểu mạnh, giúp cho sự bài tiết chlorid, urê, acid uric đồng thời là một thuốc thông mật.
Dùng dưới dạng thuốc hãm 5g/lít (gọi là trà Java) hoặc dạng cao lỏng 0,1-0,50g/ngày trong các bệnh về thận, đặc biệt sỏi thận, viêm túi mật.
Phương pháp điều chế chế phẩm có tác dụng thông tiểu: 1kg lá khô chiết với 10-12,5 lít cồn ethylic thêm CaO đến pH 10, lọc và bốc hơi ở nhiệt độ dưới 40o. Nếu có điều kiện thì bốc hơi bằng máy phun sương để có dạng bột. Liều dùng 1g mỗi ngày chia làm 4 lần.
Copy xin vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn