CÂY LÁ NGÓN

Thông tin khoa học của CÂY LÁ NGÓN

Tên khoa học Gelsemium elegans Benth.,
Họ Mã tiền Loganiaceae

Còn gọi là: Cỏ ngón, đoạn trường thảo, hồ mạn đằng, câu vẫn, thuốc rút ruột, ngón vàng.

1.Đặc điểm thực vật

Cây lá ngón là loại cây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đôi, hình trứng, thuôn dài hay hơi hình mác, mép nguyên, nhẵn, dài 7 – 12cm, rộng 2,5 – 5,5cm. Hoa mọc thành xim ở đàu cành hay kẽ lá, cánh mang hoa vàng. Mùa hoa vào tháng 6 – 8 – 10. Quả nang, dài, màu nâu, dài 1cm, rộng 0,5cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng, màu nâu nhạt, hình thận.

Cây lá ngón
Hình ảnh: Cây lá ngón
Cây lá ngón
Hình ảnh: Cây lá ngón

2.Phân bố

Mọc hoang phổ biến ở vùng rừng núi nước ta: Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, các tỉnh Tây Nguyên.

Ở Trung Quốc người ta thấy ở Phúc Kiên, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên.

Còn có ở một số nước vùng nhiệt đới châu Á và bắc châu Mỹ có loài Gelsemium sempervirens.

3.Thành phần hóa học

  1. a) Từ loàiGelsemium sempervirensmọc ở Bắc châu Mỹ, nhiều tác giả đã chiết được alcaloid: Gelsemin (C20H22O2N2), gelmicin (C19H24O4N2), sempervirin (C19H16N2), kumin (C20H22ON2)…
  2. b) Các tác giả Trung Quốc chiết từ cây lá ngón các alcaloid: kumin, kuminin, kuminicin, kumidin, trong đó kumin là alcaloid chính.Kuminicin là chất có tác dụng chủ yếu và rất độc. Sau đó phân lập được gelsemin; ngoài ra còn có sempervirin. Ở cành và lá có kuminin, gelsemin, chất tan trong nước là kumidin (C21H24O5N) và sempervirin.
  3. Cây lá ngón
  4. c) Năm 1936 F. Guichard nghiên cứu cây lá ngón mọc ở Việt Nam. Tác giả đã chiết được kumin từ lá, vỏ thân, rễ cây, và thấy kumin có cả trong quả và trong hạt. Ngoài ra còn thấy một chất có huỳnh quang dưới đèn tử ngoại không tan trong các acid và ghi là chất thuộc nhóm esculetin.

Năm 1953 M. M. Janot xác định lá ngón ở Việt Nam có chứa gelsemin ở lá, kumin ở thân, rễ và semprevirin ở các bộ phận của cây.

Cây lá ngón
Hình ảnh: Cây lá ngón

Năm 1971 Phan Quốc Kinh, Phạm Gia Khôi và Lương Văn Thịnh chiết được kumin từ rễ cây lá ngón mọc ở Hòa Bình.

Hoàng Như Tố đã phân tích bằng sắc kí lớp mỏng thấy có 15 vết alcaloid ở cây lá ngón, trong đó đã tách được gelsemin và kumin.

4.Tác dụng và công dụng

Các alccaloid của cây lá ngón rất mạnh.nhân dân ta không dùng làm thuốc nhưng cần biết với vị thuốc khác để tránh nhầm lẫn với các cây thuốc khác,gây độc chết người. Ở trung quốc người ta dùng để chữa mụn nhọt độc, chữa vết thương do ngó hay bị đánh đòn. Cách dùng: Giã nhỏ đắp ngoài hoặc lấy nước rửa chỗ đau.

Ngộ độc: Nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột.

Cấp cứu: Phải lập tức sử dụng phương pháp tổng hợp, lúc đầu rửa dạ dày, duy trì nhiệt độ, hô hấp nhân tạo, dùng thuốc kích thích, đồng thời tùy hiện tượng mà xử lý cho thích hợp.

Copy xin vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *