Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có diện tích phần lục địa rộng 35 triệu ha, một phần gắn liền với lục địa và một phần thông với đại dương, kéo dài từ Bắc xuống Nam hơn 1.800 km, phân bố từ vĩ độ 8°30′ đến 33°2′ bắc và từ kinh độ 102°10′ đến 109 24 đông.
Lãnh thổ Việt Nam chịu sự chi phối về hoạt động địa chất của hai địa khối Indonesia (từ Mường Tè, Điện Biên Phủ ở cực Tây bắc đến Trung bộ và Nam bộ) và Hoa Nam (vùng Bắc bộ). Địa hình đa dạng và phức tạp với hai vùng đồng bằng lớn là châu thổ Sông Hồng ở phía Bắc và Sông Cửu Long ở phía Nam, có hai dãy núi lớn là Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn với nhiều vùng có độ cao trên 2000 m và các cao nguyên nhỏ như Đồng Văn, Mộc Châu, Sơn La, Gia Lai-Kon Ton, Đắc Lắc, Di Linh, v.v…
Ở phía Bắc, hầu hết các dãy núi đều thấp dần từ Bắc xuống Nam và có hướng chung với các dãy núi ở phía Nam Trung Quốc. Điều này tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các yếu tố hệ thực vật Á nhiệt đới và ôn đới vào miền Bắc Việt Nam như các loài của ngành Thông, họ Dẻ (Fagaceae), họ Cáng lò (Betuỉaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae), v.v…
Về phía Nam, địa hình thấp, phang và gắn liền với miền đất của Malaysia, do đó tạo điều kiện cho sự xâm nhập của nhiều loài cây thuộc hệ thực vật Malaysia như các cây thuộc họ Dầu (Dìpterocarpaceae), họ Nắp ấm (Nepenthaceae), chi Dừa (Cocos), chi Muồng (Cassia) loài Tếch (Tectona grandis L.f.).
Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng lượng bức xạ đạt 110-120 calo / cm2 / năm, nhiệt độ trung bình năm khác nhau giữa miền Bắc (23,4°c – Hà Nội) và miền Nam (27°c – TP Hồ Chí Minh). Lượng mưa trung bình hàng năm nói chung vượt 1.500 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Lượng mưa thường lớn hơn 2 lần lượng bốc hơi. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa Đông lạnh ở miền Bắc (từ vĩ tuyến 18 Bắc trở ra) và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía Nam.
Các yếu tố địa chất, địa hình và khí hậu đa dạng như vậy dẫn đến Việt Nam có thảm thực vật phong phú, từ rừng rậm nhiệt đới ẩm xanh quanh năm, rừng rậm nhiệt đới mưa mùa nửa rụng lá đến rừng Á nhiệt đới ẩm xanh quanh năm, Á nhiệt đới hơi khô, savan nhiệt đới khô, nhiệt đới khô, rừng ngập mặn, rừng lá kim, rừng lùn núi cao, v.v… Điều này dẫn đến sự đa dạng của cây cỏ.
Điều kiện xã hội
Việt Nam là nơi giao lưu của các dân tộc và các nền văn hóa trong đó quan trọng nhất là hai luồng văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ; là ngôi nhà chung của 54 dân tộc, thuộc 3 họ ngôn ngữ và 8 nhóm khác nhau là Việt-Mường
Môn-Khme, Tày-Thái, H’mông-Dao, Kha đai, Mã Lai – Đa đảo, Hán, Tạng-Miến. Trong đó cộng đồng người Việt (Kinh) có dân số lớn nhất, chủ yếu phân bố ở các vùng châu thổ.
Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi núi, nơi chiếm đến 3/4 diện tích cả nước, có thành phần đa dạng, bao gồm các nhóm dân tộc Tày- Thái, Hmông-Dao, Tạng Miến, v.v… ở miền núi phía Bắc hiện còn bà con đang sinh sống ở nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanma; các nhóm dân tộc sinh sống ở miền Trung và miền Nam thuộc nhánh ngôn ngữ Môn-Khmer có bà con sinh sống ở Lào, Campuchia, Thái Lan, v.v… nhóm các dân tộc sinh sống dọc ven biển miền Trung và Tây Nguyên có quan hệ họ hàng với những dân cư đang sinh sống ở Malaysia, Indonesia. Các dân tộc sinh sống ở Việt Nam tạo nên một hình ảnh thu nhỏ của khu vực Đông Nam Á.
Mỗi dân tộc có tập quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc khác nhau. Điều này dẫn đến sự đa dạng về tri thức sử dụng cây thuốc ở Việt Nam.
Copy ghi nguồn DuocLieu.edu.vn
Link bài viết: Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam