Cây hoa cứt lợn còn có tên gọi khác là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi.
Tên khoa học:
Cây có tên khoa học là Ageratum conyzoides L.
Thuộc học Cúc : Asteraceae ( Compositae).
Mô tả
Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm. Thân cây có nhiều lông nhỏ, mềm, cao chừng 25 – 50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta.
Lá mọc đối hình trứng hay ba cạnh, dài khoảng 2 – 6cm, rộng 1 – 3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới của lá nhạt hơn.
Hoa nhỏ màu tím, xanh.
Quả bế màu đen, có 5 sống dọc.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cứt lợn mọc hoang dại ở khắp nơi trong nước ta.
Người ta thường thu hái toàn cây cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Hay sử dụng toàn cây hơn.
Thành phần hóa học của cây
Nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của cây hoa cứt lợn .
Bảng tóm tắt về thành phần hóa học trong rễ, thân , lá và hoa
Từ bảng này ta thấy thành phần hóa học trong cây hoa cứt lợn là rất đa dạng, chứa hầu hết các hợp chất có trong tự nhiên với nhiều tác dụng có lợi sử dụng trong làm thuốc.
Công dụng
Dân gian thường sử dụng cây cứt lợn làm thuốc chữa bệnh phụ nữ bị rong huyết sau sinh nở: hái chừng 30 – 50g cây tươi, đen về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và uống trong ngày, uống khoảng 3 – 4 ngày.
Tác dụng chữa viêm xoang: hái cây tươi về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông nhét vào lỗ mũi bên đau,
Phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu, vừa thơm vừa sạch gầu, trơn tóc.
Chú ý: cây cứt lợn rất dễ nhầm với cây hoa ngũ săc. Khi sử dụng cần chú ý phân biết để tránh dùng nhầm và không đạt được tác dụng mong muốn.
Một số nghiên cứu về tác dụng cây hoa cứt hợn
- Tác dụng chống viêm: một nghiên cứu đã chứng minh cây hoa cứt lợn thể hiện đặc tính chống viêm quan trọng bằng cách ức chế sự tăng lên của bạch cầu cũng như làm giảm nồng độ của một số chất trung gian hóa học gây phản ứng viêm. Hoạt động chống viêm của cây là do ức chế hoạt hóa p65 NF-κB và MAPK bởi các yêu tố hoạt hóa.
Copy ghi nguồn TrungTamThuoc.com
Link bài viết:Cây hoa cứt lợn: thành phần hóa học, đặc điểm, công dụng
Tài liệu tham khảo:
- Vigil de Mello SV, da Rosa JS, Facchin BM, Luz AB, Vicente G, Faqueti LG, Rosa DW, Biavatti MW, Fröde TS, Beneficial effect of Ageratum conyzoides Linn (Asteraceae) upon inflammatory response induced by carrageenan into the mice pleural cavity, 2016
- Pegalia research library, Chemical profilesof leaf, stem, roof and flower of Ageratum conyzoides
- Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS.TS Đỗ Tất Lợi.