Giới thiệu về cây Táo ta
Cây táo ta thân gỗ, canh lúc non có lông, sau nhẵn, màu xám đen, có gai. Lá hình bầu dục hay trái xoan. Mặt trên có màu lúc sẫm và nhẵn, mặt dưới có lông dày, mép khía răng. Hoa mọc ở nách là, cánh hoa màu trắng nhạt. Quả hình cầu, vỏ nhãn, khi chín có màu vàng, mỗi qỉa có một hạch nhân dẹt màu nâu sẫm. Quả và nhân táo dược dùng làm thuốc chữa bệnh.
Thành phần
Giàu chất oxy hóa
Cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ của Trung Quốc. Vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ô xy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da.
Giàu vitamin P
Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, trong cam, có tác dụng chống các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và mất ngủ. Chữa chứng suy giảm trí nhớ: một nắm quả táo đun trong 1/2 lít nước cho cạn còn khoảng 250ml, thêm ít mật ong hoặc đường cho vừa ngọt và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Acid chlorogenic
Táo ta còn chứa acid chlorogenic có khả năng loại bỏ acid oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa. Vì thế, ăn táo ta còn làm tăng cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa chứng táo bón.
Có thể dùng táo ta thay thế táo tàu như một loại thuốc bổ, đặc biệt là bổ não và nhiều dược tính tốt. Tuy nhiên khi sử dụng hạt không nên dùng hạt sống, vừa không có tác dụng, vừa gây thêm chứng đầy trướng tì vị.
Nghiên cứu khoa học về Táo ta
Nghiên cứu của Giáo sư – Bác sĩ Ruihai Liu, thuộc Viện Đại học Cornell (New York) cho thấy 100g táo cung cấp cho người ăn một lượng hoạt chất có tác dụng chống oxy hoá tế bào tương đương với 1500mg vitamin C.
Theo giáo sư Liu: “Người tiêu dùng nên tìm các chất kháng oxy hoá từ trái cây và rau xanh hơn là từ một viên thuốc”. Các chất chống oxy hoá tế bào có tác dụng làm giảm thiếu sự hoạt động của các gốc tự do tấn công vào các phân tử oxy gắn với các tế bào và các tổ chức, trong đó có tổ chức tim – mạch.
Ngoài ra, trái táo còn chứa nhiều chất xơ, trong quá trình tiêu hoá, các chất xơ có tác dụng làm tăng khả năng đào thải cholesterol, do vậy góp phần làm giảm mỡ trong máu. Chất xơ còn có tác dụng chống táo bón, một chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
Trong dịch chiết của táo, người ta thấy có các flavonoid và polyphenol, khi kết hợp với nhau còn gây hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Như vậy, ngoài tác dụng đối với bệnh tim mạch, trái táo còn có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư. Theo nghiên cứu của Viện Đại học Conell, táo tươi có tác dụng chống ung thư gan và ung thư đại tràng. Một nghiên cứu được thực hiện tại Phần Lan cho thấy, ăn táo làm giảm được nguy cơ ung thư phổi 20%.
Nguyên nhân của kết quả trên được kết luận chính là vai trò của quercetin có trong táo. Ngoài ra, điều lý thú nữa là táo còn có tác dụng làm cho trẻ em thông minh hơn và giúp cho quá trình tiêu hoá tốt hơn.
Theo Đông y, quả táo ta có vị chua, chát ngọt, hơi nhớt, tính mát. Tác dụng tiêu viêm chữa ho, quả chín bổ tỳ ích khí, chữa kiết lỵ, cao huyết áp.
Nhân táo có vị ngọt hơi đắng mùi thơm, tính bình. Tác dụng an thần, tiêu viêm, chữa ho, chữa mất ngủ, hồi hộp hay quên, chân tay nhức mỏi, đổ mồ hôi trộm.