DƯỢC LIỆU ĐẠI HỒI

Dược liệu chứa Tinh dầu

DƯỢC LIỆU ĐẠI HỒI

1. Tên khoa học:

Tên: Illicium verum

Họ Việt Nam: họ Hồi

Họ Latin: Illiciaceae

Dược liệu Đại hồi
Cây Đại hồi

2. Phân bố:

Cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta đặc biệt là Lạng Sơn. Hồi còn được trồng ở Trung Quốc (Quảng Tây, Nam Ninh).

3. Bộ phận dùng:

Quả chín đã phơi khô của cây Hồi.

Dược liệu Đại hồi
Quả Đại hồi

4. Thành phần hoá học chính:

Quả chứa chủ yếu là tinh dầu (9 – 10%); thành phần chính của tinh dầu là trans – anethol, α-pinen, limonen, β-phellandren, α-terpineol, farnesol và safrol. Ngoài ra, còn có chất nhầy, tanin, chất dầu và đường.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

A. Đun sôi với ethanol 90% (TT).

B. Phản ứng với dung dịch kali hydroxyd 5% (TT).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Trên sắc ký đồ, dung dịch thử xuất hiện 4 vết, trong đó vết số 3 lớn nhất có cùng giá trị Rf (khoảng 0,5) và cùng màu sắc (đỏ sau chuyển sang tím) với vết của dung dịch đối chiếu.

Định lượng: Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu.

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Thu hoạch vào mùa thu, đông. Hái lấy quả từ màu lục biến thành vàng, nhúng qua trong nước sôi. Sấy nhẹ cho khô hoặc phơi trong bóng râm khoảng 5 – 6 ngày cho khô.

Bảo quản: Để nơi khô, mát, tránh bay tinh dầu.

Dược liệu Đại hồi

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng:

Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống.

Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng,  ăn không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.

Cách dùng và liều lượng: Ngày dùng 3 – 6 g dạng thuốc sắc, ngâm rượu dùng xoa bóp.

Dược liệu Đại hồi – Illicium verum, Illiciaceae.

Tham khảo thêm tại đây

Chuyên đề dược liệu tốt nghiệp./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *