Dược liệu chứa Alcaloid
DƯỢC LIỆU BÌNH VÔI
1. Tên khoa học:
Tên: Stephania glabra
Họ Việt Nam: Họ Tiết dê
Họ Latin: Menispermaceae
2. Phân bố:
Cây phân bố khá rộng trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Thường gặp ở các vùng núi đá vôi như Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng…
3. Bộ phận dùng:
Củ đã cạo sạch vỏ nâu đen của cây Bình vôi.
4. Thành phần hoá học chính:
Alcaloid (1%): Rotundin, Roemerin, Cepharanthin. Ngoài alcaloid, trong củ bình vôi còn có tinh bột, đường và acid hữu cơ.
5. Phương pháp kiểm nghiệm:
Định tính:
A. Phần dịch chiết acid cho phản ứng với các thuốc thử chung: Thuốc thử Mayer, Dragendorff, Bouchardat, dung dịch acid picric (TT).
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Định lượng:
Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng.
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,4% (kl/kl) L-tetrahydropalmatin (C21H25NO4) tính theo dược liệu khô kiệt.
6. Phương pháp chế biến và bảo quản:
Chế biến: Củ khi thu về đem cạo sạch vỏ nâu đen, thái lát mỏng mang phơi hoặc sấy khô hoặc mang chiết lấy L – tetrahydropalmatin (Rotundin).
Bảo quản: Để nơi khô, thoáng mát.
7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:
Công dụng:
Theo Y học cổ truyền: Làm thuốc trấn kinh, an thần, chữa mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, khó thở, chữa đau dạ dày.
Theo Y học hiện đại: Dùng toàn cây, dạng cao hoặc alcaloid bào chế thành dạng thuốc thích hợp để làm thuốc an thần.
Cách dùng và liều lượng:
Ngày dùng 3 – 6g bột củ; 10 – 15ml rượu thuốc 10%.
Viên Rotunda, Stilux 30mg, 60mg.
Dạng tiêm Rotundin sulfat.
Dược liệu Bình vôi – Stephania glabra, Menispermaceae.
Tham khảo thêm tại đây
Chuyên đề dược liệu tốt nghiệp./.
Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn