DƯỢC LIỆU LÔ HỘI

Dược liệu chứa Anthranoid

DƯỢC LIỆU LÔ HỘI

1. Tên khoa học:

Tên: Aloe vera L.

Họ Việt Nam: Họ Lô hội

Họ Latin: Asphodelaceae

Dược liệu Lô hội

2. Phân bố:

Lô hội có nguồn gốc ở Bắc Phi. Cây được trồng phổ biến ở nước ta, trồng nhiều ở Ninh Thuận.

3. Bộ phận dùng:

Dùng tươi hoặc lấy nhựa: dịch rỉ của lá cây sau khi bị cắt được cô thành cao khô, dạng khối rắn có màu đen. (Lô nghĩa là đen, hội nghĩa là tụ lại)

Phần thịt lá: Phần thịt của lá tươi, đã loại vỏ, và chất nhầy từ thịt lá.

4. Thành phần hoá học chính:

Hoạt chất chính trong nhựa lô hội là anthraglycosid (chủ yếu là barbaloin_ một hỗn hợp 2 đồng phân S và R); chất nhầy.

Dược liệu Lô hội

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

A. Quan sát dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở bước sóng 365 nm.

B. Định tính với dung dịch sắt (III) clorid 3% (TT) và dung dịch acid hydrocloric 10% (TT); chiết với ether ethylic (TT), gạn lấy lớp ether. Lắc dịch chiết ether với dung dịch amoniac 10% (TT).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Định lượng: Đo độ hấp thụ ở bước sóng 512 nm (DĐVN IV), dùng methanol (TT) làm mẫu trắng.

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Cắt lá cây, ép lấy chất dịch ở trong, đem cô khô.

Dược liệu Lô hội

Bảo quản: Để nơi khô mát, trong lọ kín.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng:

Nhựa lô hội liều thấp có tác dụng bổ, giúp tiêu hóa.

Liều trung bình có tác dụng nhuận tràng.

Liều cao là vị thuốc tẩy.

Lô hội còn có tác dụng thông mật.

Chất nhầy trong lá được dùng trị bỏng và dùng trong mỹ phẩm… do tính chất giữ ẩm.

Cách dùng và liều lượng:

Ngày dùng 0,06 – 0,20g.

Dùng để tẩy, mỗi lần 1 – 2g.

Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Lưu ý:

Gây sung huyết ở ruột già và co bóp tử cung nên người bị trĩ và phụ nữ có thai thì không được dùng.

Dược liệu Lô hội – Aloe vera, Asphodelaceae.

Tham khảo thêm tại đây

Chuyên đề dược liệu tốt nghiệp./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *