ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO CỦA LIBE TRONG MÔ DẪN

1. Đặc điểm và vai trò

Libe là một trong hai thành phần quan trọng của Mô dẫn. Libe trong mô dẫn có nhiệm vụ dẫn nhựa luyện_ là dung dịch các chất hữu cơ do lá đã đúc luyện được nhờ hiện tượng quang hợp.

Libe trong mô dẫn có cấu tạo phức tạp, bao gồm:

  • Mạch rây
  • Tế bào kèm
  • Sợi libe
  • Mô mềm libe

Trong phương pháp nhuộm kép, libe bị nhuộm hồng bởi son phèn. Tuy vậy, ở một số cây như cây Râm bụt (Hibiscus rosa- sinensis L.) có các sợi libe họp thành từng đám, nhuộm màu xanh với phẩm lục iod hay xanh methylen, xen kẽ với các mạch rây và mô mềm libe bắt màu hồng với thuốc nhuộm đỏ carmin_ đó là libe kết tầng.

2. Phân loại

2.1. Mạch rây

Cấu tạo bởi những tế bào sống, dài, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy, vách vẫn mỏng bằng cellulose. Các vách ngang có nhiều lỗ thủng trông tựa như cái rây để rây bột. Qua các lỗ này, chất của tế bào mạch rây nối tiếp nhau có thể thông nhau. Chất tế bào thành một lớp mỏng dính sát vào vách. Tế bào không có nhân. Giữa mạch rây là một khoang không bào rất lớn, chứa nhựa luyện.

Chiều dài của mạch rây vào khoảng 0,3 – 0,4mm ở cây Bí đỏ (Cucurbita pepo L.) và 0,6mm ở cây Nho (Vitis vinifera L.).

Libe trong mô dẫn
Ống mạch rây (Cucurbita pepo)

2.2. Tế bào kèm

Là những tế bào sống dài, có vách mỏng bằng cellulose có nhiệm vụ chứa chất dự trữ như tinh bột. Sự trao đổi chất với các mạch rây thực hiện nhờ những sợi liên bào đi xuyên qua các lỗ cấp một của vách; tế bào kèm có khả năng hình thành các men giúp mạch rây thực hiên các phản ứng sinh hóa trong mạch, ngăn cản chất tế bào của mạch rây đông lại, đảm bảo viêc vận chuyển các sản phẩm tổng hợp.

2.3. Sợi libe

Là những tế bào hình thoi dài có vách dày có thể hóa gỗ, có khoang hẹp, làm nhiệm vụ nâng đỡ.

2.4. Mô mềm libe

Gồm những tế bào sống có vách mỏng bằng cellulose có nhiệm vụ chứa chất dự trữ như tinh bột. Những dải mô mềm, cấu tạo bởi những tế bào kéo dài theo hướng xuyên tâm, đi xuyên qua các lớp libe cấp hai thì được gọi là tia ruột. Những tia ruột này, thường rất hẹp trong gỗ cấp hai và loe rộng thành hình phễu trong libe cấp hai.

Đặc điểm và cấu tạo của libe trong mô dẫn./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *